"Cảm ơn bạn đã đọc truyện tại Tân Mộng. Nếu thấy hay, bạn có thể ủng hộ editor bằng cách click vào link Shopee dưới đây. Việc ủng hộ là hoàn toàn tự nguyện. Xin cảm ơn!"
Mệnh Cách Đảo Ngược
Chương 2
6
Về nhà, tôi sửa lại đề án thi đổi mới sáng tạo mấy lượt, đến khi thấy hoàn hảo mới đem lên gặp viện trưởng.
Viện trưởng cầm bản thảo lật qua lật lại:
“Thế này đi, ta sẽ tổ chức một vòng thi cấp trường, để sinh viên tự bỏ phiếu.”
Tôi thấy như vậy cũng coi như công bằng rồi.
Vừa định hẹn nhóm họp để chuẩn bị thì ba tôi gọi. Nói thật, trước đây tôi và ba vẫn còn giữ được chút quan hệ, chủ yếu là do có Lý Chiêu Đệ làm đối lập.
Hồi nhỏ, mỗi lần Lý Chiêu Đệ đánh tôi lăn lộn dưới đất, ba tôi – Trần Đại Tráng – sẽ dắt tôi đi chơi, mua cho que kẹo hồ lô hay cây xúc xích. Dù đồ rẻ tiền, nhưng cũng khiến đứa bé như tôi thấy an ủi.
Mỗi lần đưa tôi về, ba tôi đều nói:
“Tư Tư à, ba chưa bao giờ trọng nam khinh nữ. Nhưng mẹ con thì khác, bà ấy cứ nghĩ phải có con trai. Ba cũng khó mà nói gì. Mẹ con hồi trước sống khổ lắm. Nghe tên là biết rồi. Nên đôi khi, con cứ nhịn bà chút đi.”
Lớn rồi nghe lại thấy câu nào cũng sai. Nhưng dù gì tôi cũng chưa từng tuyệt tình với ba như với Lý Chiêu Đệ.
Vừa bắt máy thì bên kia vọng lại âm thanh… nhịp tim?
Tôi gọi mấy tiếng mới nghe tiếng ba tôi vang lên:
“Tư Tư, con nghe được nhịp tim em trai chưa?”
Có bệnh à? Thứ đó còn nằm trong bụng Lý Chiêu Đệ đấy, tôi nghe được cái gì?
“Tư Tư, em trai rất thích con. Sau này ngày nào ba cũng gọi điện để em nó nghe giọng con, được không?”
Lời nói nghe tưởng bình thường, nhưng không hiểu sao khiến tôi lạnh cả sống lưng.
Cúp máy, vừa ngẩng đầu đã thấy Tống Từ Nhiên.
“Sao anh lại ở đây?”
“Tôi cũng là sinh viên ở trường này mà.” Anh ta dừng một chút rồi nói thêm:
“Khoa Chủ nghĩa Mác-Lênin.”
…? Một người kỳ quặc thế này mà học khoa Mác?
“Sau này ba cô mà gọi thì đừng bắt máy nữa. Ba mẹ cô đang âm mưu chuyện gì đó đấy.”
Nghĩ kỹ lại, tôi quyết định kể cho Tống Từ Nhiên chuyện hôm đó. Không hiểu sao, tôi cứ thấy tin tưởng anh ấy.
“Anh còn nhớ lời chú lái xe hôm đó không? Nói nhà ném con gái xuống giếng là họ Trần. Nhưng… cả thôn Phát Tài chỉ có mỗi nhà tôi họ Trần.”
Tống Từ Nhiên chẳng hề ngạc nhiên:
“Tôi biết.”
Không rõ anh ta biết từ bao giờ. Mà nói đến vụ báo án, tôi chợt nhớ — hôm đó dùng số của Tống Từ Nhiên làm liên hệ.
“À đúng rồi, vụ nữ sinh đại học kia có kết quả chưa?”
Tống Từ Nhiên khựng lại:
“Có rồi. Cô ta tự làm thủ tục nghỉ học. Cũng chẳng phải kết hôn gì cả, nói là thích phong cảnh thôn quê nên về chơi vài ngày.”
“Không thể nào! Thôn Phát Tài nghèo đến mức ấy, có cái gì mà chơi? Hơn nữa, hôm đó tận mắt chúng ta chứng kiến cơ mà!”
“Nhưng người trong cuộc không thừa nhận, chúng ta có làm được gì? Mà này, ba cô là con một à?”
Nhắc đến chuyện đó tôi mới thấy kỳ lạ — trong thời đại nhà nào cũng đẻ 3–4 đứa, sao ba tôi lại là con một?
Khi bà nội còn sống, tôi từng hỏi vì sao không sinh thêm.
“Hồi đó nghèo lắm con ạ, đói muốn chết, đẻ thêm thì nuôi kiểu gì. Hơn nữa, lúc sinh ba con bà đã 35 tuổi rồi. Thời đó thiếu thuốc thiếu thầy, sinh nữa là liều mạng đấy.”
7
Hồi nhỏ, trước khi nhà tôi chuyển lên thành phố, bà nội thật sự rất tốt với tôi.
Bà sống tiết kiệm đến mức muốn xé đôi từng đồng bạc ra mà dùng, nhưng đối với tôi thì rất rộng rãi — lễ Tết thế nào cũng có đồ mới.
Mỗi lần tôi thèm thịt, bà đều nghĩ đủ mọi cách để cho tôi được ăn.
Mỗi lần mẹ tôi đánh mắng tôi, bà sẽ lao vào ôm lấy tôi, sẽ vì tôi mà cãi nhau với mẹ.
Mỗi khi như vậy, mẹ tôi sẽ buông ra một câu đầy cay độc:
“Trần Tư Tư, mày tưởng bà nội mày tốt lắm hả? Bà ta chỉ đang chuộc tội thôi!”
Những câu như vậy không nên suy nghĩ sâu. Bây giờ, việc tôi cần làm là lo cho cuộc thi cấp trường.
Lúc chia tay với Tống Từ Nhiên, tôi còn mời anh ấy đến xem buổi thuyết trình. Không biết trong đầu anh ta đang nghĩ gì mà im lặng một lúc rồi bỗng bật cười:
“Được, đến lúc đó tôi nhất định đến. Trần Tư Tư, nhớ kỹ nhé, thứ thuộc về cô — nhất định sẽ là của cô.”
Kết quả, đúng hôm thi, tôi đến tháng.
Mỗi lần đến tháng tôi đều đau đến sống dở chết dở, từng suýt ngất vài lần. Lần này không hiểu sao kinh nguyệt lại đến sớm tận hai tuần.
Mà lúc trước làm slide thuyết trình, vì tôi là nhóm trưởng nên cả nhóm nhất trí để tôi đảm nhiệm phần trình bày.
Những người khác — hoàn toàn không chuẩn bị gì cả.
Trong khi viện trưởng và ban giám khảo đã bắt đầu bước vào, cả nhóm cuống đến xoắn cả lên. Nhóm tôi toàn dân kỹ thuật sáng tạo, mồm mép thì siêu tệ.
“Chu Viễn, ra ngoài mua cho tôi ít ibuprofen, tiện thể mua thêm miếng dán giữ nhiệt.”
Tôi lập tức sai thằng cao chân nhất nhóm ra ngoài mua thuốc.
Mở điện thoại ra thì thấy một tấm ảnh mới đăng trên trang cá nhân của Lý Chiêu Đệ — là ảnh chụp chung với Trần Đại Tráng.
Từ khi có bầu, Trần Đại Tráng bỗng quay ngoắt làm người chồng tốt, thậm chí còn xoá hết ảnh khoe con riêng bên ngoài.
Trong tấm ảnh đó, Trần Đại Tráng đang dán tai vào bụng Lý Chiêu Đệ, nhắm mắt, trông đầy mãn nguyện.
Lý Chiêu Đệ viết:
【Không ngờ đến tuổi này còn có thể mang thai con trai! Tất cả đều là món quà tuyệt vời nhất của số phận!】
Bà ta còn bình luận dưới bài:
【Con trai rất khoẻ mạnh.】
Xem đến đây, cộng với lời Tống Từ Nhiên từng nói, tôi còn chưa rõ sao?
Vài phút trước khi lên sân khấu, Tống Từ Nhiên đẩy cửa bước vào phòng nghỉ.
“Chịu nổi không?”
Mười phút trước, anh ta hỏi tôi có chuyện gì không, tôi nói bụng dưới đau đến toát mồ hôi lạnh.
“Chịu được!”
Tôi uống thuốc, dán giữ nhiệt rồi lên sân khấu thuyết trình. Lúc chiếu slide, đau đến mức tôi muốn khóc.
Tôi thật sự không hiểu — tôi cũng là con của Lý Chiêu Đệ và Trần Đại Tráng, cũng do bà ta mang nặng đẻ đau sinh ra, không thương tôi thì thôi, tại sao lại muốn lấy cả mạng tôi?
Kết quả cuối cùng là nhóm tôi đại diện trường dự thi cấp cao hơn.
Đề án này tôi đã sửa đi sửa lại hàng nghìn lần, họp nhóm không đếm xuể, trình bày thì suýt ngất — nhưng cuối cùng, tôi thắng.
Lúc tôi bước xuống sân khấu, Tống Từ Nhiên cười với tôi, tôi nhìn rõ miệng anh ta đang nói:
“Rất giỏi.”
8
Tôi lại cùng Tống Từ Nhiên quay về thôn Phát Tài.
Lý Chiêu Đệ và Trần Đại Tráng không biết đi đâu, nghe nói bà ta bị ra máu — vậy mà không vào viện mà chẳng hiểu chạy đi đâu.
Vừa vào làng lại thấy cô nữ sinh lần trước — tên cô ta là Kiều Tinh Dao, sinh viên năm ba của một trường trọng điểm.
“Tư Tư? Sao cậu lại quay lại?”
Thật lòng mà nói, tôi không hiểu vì sao Kiều Tinh Dao lại thân quen với tôi đến thế.
Tôi gật đầu:
“Ờ. Còn cậu sao lại ở đây?”
Kiều Tinh Dao bỗng mỉm cười.
“Không biết nữa.”
Nụ cười đó thật sự rất quái — thử tưởng tượng xem, một người mặt mũi âm u đột nhiên nở nụ cười với bạn… rợn cả người.
Lần này tôi trở lại là để gặp ông Vương sống gần cổng làng.
Tên thật của ông đã không ai nhớ rõ, cả làng từ già đến trẻ đều gọi ông là Vương Hai Mặt Rỗ.
Ông sống một mình trong căn nhà nhỏ ở đầu làng, suốt ngày lẩm bẩm những câu như:
“Đi đi, đừng quay đầu lại.”
“Mau rời khỏi đây đi.”
Chính vì vậy, chẳng ai thân thiết với ông. Nhưng ông thì lại rất để tâm đến làng này — lúc cả làng làm đường, ai cũng tìm cách trốn, chỉ có ông ấy là chăm chỉ như xây nhà riêng.
Chúng tôi mang vài chai rượu trắng, hai cây thuốc, Tống Từ Nhiên còn xách thêm vài ký táo — rồi cùng đến nhà ông.
Ông đang đọc báo, thấy chúng tôi đến thì đặt báo xuống, đi rót nước, dùng đúng loại ly sứ trắng kiểu cũ.
“Tư Tư về rồi à?”
Lần này đến chủ yếu là để hỏi chuyện cô gái bị chết đuối năm xưa. Tôi không biết mở lời sao, định trông cậy vào Tống Từ Nhiên thì anh ta đã lên tiếng:
“Chú Vương, cháu muốn hỏi chuyện năm xưa nhà họ Trần có người bị chết đuối. Nếu cháu nhớ không nhầm… đó là dì của Tư Tư?”
Nói trắng trợn vậy có ổn không hả trời!?
Quả nhiên ông Vương sững người một chút, rồi lại rót thêm một ly nước đặt lên bàn. Giọng ông khàn hẳn:
“Quả nhiên, vẫn có người hỏi rồi.”
“Ồ? Sao chú Vương lại ngạc nhiên? Chẳng phải chính chú sắp đặt sao?”
Đúng vậy, hôm ấy chú lái xe đưa chúng tôi đến huyện làm tôi cứ thấy sai sai.
Thử nghĩ mà xem — ai lại dám mở miệng kể chuyện chết chóc trong làng khi vừa thấy chúng tôi bước ra từ đồn công an?
Hôm đó tôi và Tống Từ Nhiên còn vừa nói chuyện phong cảnh trong xe, vậy mà ông ta bỗng hỏi “các cháu biết thôn Phát Tài không?”
Nghe đến đây, ông Vương bật cười:
“Quả nhiên, tôi tìm nhầm người. Người đó chỉ biết lặp lại lời tôi dặn.”
“Ngồi đi. Muốn hỏi gì thì hỏi.”
9
Điều đầu tiên tôi hỏi chính là về người dì bị chết đuối năm xưa.
Bà nội sinh ba tôi khi đã 35 tuổi, kết hôn với ông nội khi mới 18.
Mười lăm năm không có con — thời ấy mà thế thì tôi không tin nổi.
Vừa hỏi đến chuyện đó, ông Vương đã thoáng buồn:
“Dì con tên Trần Phán Nam, rất xinh, giọng nói nhẹ nhàng, dịu dàng lắm.”
“Ông nội con lúc ấy ngày nào cũng đánh mắng bà nội. Tư Tư, con chắc cũng nhìn ra rồi đấy, cái làng này ấy mà — trọng nam khinh nữ ghê gớm lắm. Dì con cũng bị đánh.”
“Mùa đông giá rét vẫn phải giặt đồ cho cả nhà, tay toàn là chàm. Ngày nào cũng đói. Lần đầu tôi gặp dì con, cô ấy sắp ngất vì đói. Tôi cho cô ấy một miếng bánh, cô ấy giặt đồ cho tôi suốt hai năm.”
…
Ký ức ấy rất dài — là những ngày khó khăn, ông Vương cho dì tôi chút tử tế, dì tôi dốc lòng báo đáp. Giữa họ nảy sinh tình cảm.
“Dì con ch lúc mới 17 tuổi!”
“Thật sự là bị nhà họ Trần dìm ch sao?”
“Không hẳn.”
Ông Vương uống một ngụm nước rồi kể:
“Hôm đó, dì con ra giếng lấy nước, bị vấp, suýt ngã. Ông nội con đẩy một cái. Bà nội con định kéo lại nhưng ông ấy không cho. Thế là... ch đuối.”
Tống Từ Nhiên gật đầu rồi hỏi tiếp:
“Vậy là sau khi Trần Phán Nam ch, oán khí quá nặng, ảnh hưởng đến phong thuỷ làng. Từ đó mới bắt đầu đổi mệnh đúng không?”
Choang.
Ly sứ trắng rơi xuống đất vỡ vụn.
“Đúng.”
“Phong thủy cả làng bị ảnh hưởng. Ban đầu không ai biết. Sau này có ông đạo sĩ tới, nói là làng này có oan hồn. Nếu muốn sống khá lên… phải đổi mệnh.”
Trước khi đi, tôi hỏi:
“Chú biết rõ vậy… vì sao?”
“Vì hôm đó tôi đến tìm dì con. Khi đó còn nhỏ, không dám kêu.”
Chúng tôi rời khỏi nhà ông Vương. Tống Từ Nhiên vừa ăn táo vừa hỏi:
“Cô tin không?”
“Một nửa.”
Tối hôm đó, anh ta dắt tôi đến miếu nhỏ cuối làng. Suốt đường đi, anh ta thì thào:
“Loại người như ông Vương, có thể từng thật lòng yêu dì cô. Nhưng quen cam chịu quá lâu, sống trong làng này quá lâu — không thể đứng lên phản kháng được. Giờ nói ra… chắc chỉ là hối tiếc khi tuổi già thôi?”
Đường làng rất tối. Giọng Tống Từ Nhiên khiến tôi nổi da gà.
Trong miếu nhỏ không có đèn. Vừa bật đèn pin điện thoại, chúng tôi liền thấy có người đang ngồi phía trước.
Người đó mặc váy đen, tóc xoã dài.
“Kiều Tinh Dao?”
Đúng, là cô ta. Kiều Tinh Dao ngẩng đầu nhìn tôi.
“Tại sao vậy, Trần Tư Tư? Cô chẳng phải cũng là kẻ được lợi từ việc đổi mệnh sao?”
Giờ đây, Kiều Tinh Dao — hay phải gọi là Lâm Lương — đúng vậy, Tống Từ Nhiên từng nói, Kiều Tinh Dao đã hoàn tất đổi mệnh với Lâm Lương vào đúng ngày trước khi chúng tôi về làng. Nên cô ta mới nói “tôi vốn dĩ là người trong làng”.
Xung quanh đột nhiên sáng rực. Dân làng kéo đến đông nghịt.
Trưởng thôn nhìn tôi, mặt đầy thất vọng:
“Nhà họ Lâm bảo Tư Tư có vấn đề, tôi còn không tin. Tư Tư, cô đang định làm gì đây?”
Bà lão âm u hôm trước cũng có mặt. Bà ta càng lại gần, tim tôi càng đau như bị bóp chặt.
Tống Từ Nhiên không biết từ đâu ném ra thứ gì, bà ta cười khẩy:
“Nhóc con, lần trước là do tôi sơ suất nên bị hù một chút.”
Cả người tôi đau nhức, nhưng loại đau này lại không khiến tôi bất tỉnh — mà cứ bắt tôi tỉnh táo chịu đựng, khiến tôi phát điên.
“Là sơ suất hay là năng lực không đủ?”
“Nếu tôi đoán không sai… gần đây lại có người đổi mệnh nữa rồi, đúng chứ?”
Tống Từ Nhiên lại ném ra thứ gì đó, rồi kéo tôi chạy thục mạng về hướng cổng làng. Tôi đau đến suýt ngã quỵ, Tống Từ Nhiên chạy nhanh quá, khiến tôi suýt ngạt thở.
“Tôi nói trước này! Cô tuyệt đối không được ngất! Tôi không bế nổi cô đâu đấy!”
May sao, trước khi tôi ngất thật, ông Vương mở cửa, kéo chúng tôi vào nhà.