"Cảm ơn bạn đã đọc truyện tại Tân Mộng. Nếu thấy hay, bạn có thể ủng hộ editor bằng cách click vào link Shopee dưới đây. Việc ủng hộ là hoàn toàn tự nguyện. Xin cảm ơn!"
Không Phải Người Một Nhà
Chương 2
Ngày cưới của chị và Giang Hải Đào càng ngày càng đến gần, tôi càng trở nên cẩn thận.
Sợ một khi sơ suất, lại bị kéo xuống vũng bùn như kiếp trước.
Tôi thậm chí chuyển ra ngoài sống riêng, lấy cớ là nhà xa công ty.
Chưa dọn ra được mấy hôm, chị tôi đã gọi điện.
Cô ta nói mấy câu đầy vẻ thân thiết, nhắc lại những "kỷ niệm chị em", rồi nhanh chóng vào thẳng chủ đề:
“Em biết đấy, làm chị thì như làm mẹ. Trước đây chị có hơi nghiêm khắc, nhưng cũng là vì muốn tốt cho em thôi.”
“Giờ chị sắp cưới rồi, em nói xem… có nên thể hiện gì không?”
Tôi nghe mà muốn cười.
Không chỉ lấy được tiền của ba mẹ, giờ còn muốn moi tiền của tôi.
Tôi thản nhiên từ chối:
“Chị à, sao chị không nói sớm? Em vừa mới đóng tiền thuê nhà cả năm, mới dọn tới hôm qua, giờ cũng kẹt lắm.”
“Huống hồ, ba mẹ đã bỏ tiền đặt cọc nhà cho chị rồi, khác gì em cũng góp đâu.”
“À mà thế này nhé, em viết cho chị cái giấy nợ, nhét vào phong bì, coi như tiền mừng cưới. Sau này chị kết hôn xong, khỏi phải mừng lại, trả giấy nợ là xong — quá tiện đúng không chị?”
Vừa nói xong, giọng chị tôi lập tức đổi tông.
“Thôi, chị nói vậy thôi chứ em khó khăn thì thôi. Dù sao cũng là chị em.”
“À đúng rồi, em dọn tới đâu mà không nói với chị? Dọn nhiều đồ vậy có mệt không, nói địa chỉ đi, anh rể qua phụ một tay.”
Lưng tôi lạnh toát.
Tôi vội vàng từ chối:
“Không cần đâu chị ạ, có bao nhiêu đồ đâu. Với lại em cũng không dám phiền anh rể.”
“Chị sắp cưới rồi, lo chuẩn bị đi. Dù sao em cũng bận nhiều việc, chưa thu dọn xong nữa cơ mà.”
Tôi hiểu rất rõ —
Tiền mừng chỉ là cái cớ, còn thứ họ thật sự muốn… không phải thứ tôi có thể để họ lấy.
Xem ra… họ chưa chịu bỏ cuộc.
Ngày cưới sắp tới gần.
Không chỉ chị tôi, ngay cả ba mẹ cũng nhiều lần hỏi địa chỉ chỗ ở của tôi.
Tôi lần nào cũng tìm cớ lảng tránh, sợ họ nói với chị ta.
Cho đến trước lễ cưới một ngày, mẹ lại gọi điện:
“Mày là em gái, chị mày cưới mà mày không tới thì để người ngoài cười cho à?”
“Giờ tao nói thẳng: mày nhất định phải có mặt ngày cưới, không thì đừng về nhà nữa.”
Lời bà nói, chính là đe dọa.
Từ nhỏ tôi đã chịu thiệt vì không giỏi ăn nói.
Rõ ràng là chị sai, nhưng tôi lại là người bị phạt.
Chị chỉ cần vài câu ngọt nhạt là đổ hết lỗi sang tôi, mẹ lại còn cười hiền.
Còn tôi, dù có uất ức đến mấy cũng không nói nổi một lời, cuối cùng lại bị mắng.
Lớn lên cũng vậy.
Chị rõ ràng không muốn đi làm, chỉ muốn ôn thi công chức nhưng lại sống bám vào nhà.
Tôi thì vừa ra trường đã đi làm, lương tháng đầu tiên còn mua quà tặng mẹ.
Nhưng mẹ không vui.
Bà mắng tôi hoang phí, nói thay vì mua mấy thứ không thiết thực thì đưa tiền cho chị, để chị tiết kiệm.
Kiếp trước tôi đã từng làm như vậy.
Lương tháng nào cũng đưa hết cho mẹ, chỉ mong được một lời khen.
Nhưng bà không những không cảm động, mà còn đưa hết số tiền ấy cho chị tôi.
Chỉ vì chị biết nịnh, biết hứa hẹn đủ điều — nào là “thi đậu công chức rồi sẽ báo đáp ba mẹ thật tốt”…
Tôi im lặng giây lát, cuối cùng chỉ đáp một tiếng:
“Được.”
Rồi nhanh chóng cúp máy.
Ngày chị gái kết hôn, tôi cuối cùng vẫn không xuất hiện.
Mẹ gọi điện hết lần này đến lần khác, sau đó gửi một tin nhắn đầy giận dữ:
【Giỏi lắm, nếu mày đã không về, thì đừng bao giờ quay lại nữa. Từ nay nhà này không có đứa con gái như mày.】
Tôi liếc qua tin nhắn, xóa đi luôn cho nhẹ đầu.
Tối hôm đó, tôi trằn trọc mãi không ngủ được. Chỉ cần nhắm mắt lại là hình ảnh kiếp trước lại hiện về, rõ ràng như mới hôm qua.
Quả nhiên, nửa đêm mẹ lại gọi điện tới.
Tôi biết chắc đã có chuyện, nên lần này không phớt lờ nữa mà bắt máy.
Quả nhiên, đầu bên kia vừa kết nối, tiếng mẹ nghẹn ngào đã truyền tới:
“Con gái à, mẹ biết con vẫn đang giận. Nhưng dù sao thì... nó cũng là chị con. Giờ nó xảy ra chuyện như vậy, con không về nhìn một cái sao?”
Tôi gần như mừng thầm trong bụng. Một loại khoái cảm khi được trả thù, nhưng vẫn cố nén cảm xúc, hỏi bằng giọng bình thản:
“Chị con bị làm sao?”
Rồi tôi lắng nghe mẹ vừa khóc vừa kể lại đầu đuôi sự việc.
Sau khi tiệc cưới kết thúc, tên súc sinh kia say đến mơ hồ, mấy gã bạn nhậu cũng lầy lội không chịu về, cứ đòi "náo động phòng" cho bằng được.
Mượn rượu làm càn, chị tôi và mẹ cũng không tiện từ chối — dù sao cũng là ngày vui — thế là đồng ý.
Không ngờ mấy gã đó cởi áo xắn tay, bắt đầu trói tên súc sinh lại rồi lấy dây lưng quất chơi. Đó là "màn dạo đầu."
Sau đó chúng bắt đầu giở trò với chị tôi. Đẩy tới đẩy lui, giả vờ giỡn mà thực chất là cố tình động chạm.
Ban đầu chị còn cười gượng tìm cách né tránh, nhưng chúng càng lúc càng lấn tới, thậm chí ép chị nằm xuống giường, xé cả váy cưới.
Chị tôi hoàn toàn sụp đổ, nhưng không còn cách nào chống trả. Gã chồng khốn nạn còn đứng bên cười như được mùa.
Tuyệt vọng, chị tôi cắn một gã, không ngờ bị hắn tát mấy cái khiến choáng váng.
Mãi đến khi chị la hét cầu cứu, ba mẹ mới nhận ra có chuyện không ổn, vội vã xách dao lao vào, mới đuổi được bọn súc sinh đó đi.
Nghe mẹ vừa khóc vừa kể, tôi chỉ cảm thấy nực cười.
Hóa ra, khi chuyện tương tự xảy ra với tôi, ba mẹ lại đối xử hoàn toàn khác.
Yêu là yêu, không yêu là không yêu. Không có lý do gì để phân biệt.
Kiếp trước tôi cũng từng rơi vào cảnh đó. Tôi chống cự kịch liệt, khi nhận ra có gì đó không ổn liền gào lên kháng cự.
Không ngờ người đầu tiên ngăn cản tôi lại là ba mẹ.
Họ lạnh lùng mắng tôi: “Trong nhà chơi đùa thôi, mày làm quá rồi.”
Chị tôi thì thêm mắm dặm muối, cuối cùng mọi người đều trách tôi.
Đám kia thấy vậy càng ngang ngược. Trong lúc tuyệt vọng, tôi vớ được cái kéo, định tự kết liễu, chúng mới sợ mà bỏ đi.
Tôi còn nhớ như in ánh mắt đầy ghê tởm của họ khi rời đi — như thể tôi làm vậy là bôi nhọ mặt mũi họ.
Sau đó, gã khốn kia xông vào, tát tôi vài cái, rồi ném tôi lên giường.
Gã cười hả hê: “Náo động phòng mà, càng đông càng vui chứ sao.”
Tôi biết nếu tiếp tục ở lại, chắc chắn tôi sẽ bị hại đến c h ế t.
Tôi chui vào nhà vệ sinh, khóa trái cửa, run rẩy trốn trong đó suốt đêm.
Sau cùng, tôi gọi điện cho ba mẹ, nói muốn ly hôn, nhờ đưa hộ khẩu cho tôi.
Tôi còn nhớ rõ đầu bên kia toàn tiếng cười. Chị tôi cười lớn nhất.
Cô ta còn châm chọc: “Mẹ ơi, con nói rồi mà, con bé này hay làm quá! Cưới hôm nay, đòi ly dị ngày mai!”
Rồi ba mẹ lần lượt mắng tôi: “Mày chỉ được cái mặt, chứ có cái gì bằng chị mày?”
Thậm chí còn dọa: “Nếu mày còn gây chuyện, tụi tao coi như không có đứa con như mày.”
Khi nhận ra không thể cầu cứu từ gia đình, tôi định gọi cảnh sát.
Nhưng gã kia phá cửa, kéo tôi ra khỏi nhà vệ sinh, rồi lại giở trò thú tính.
Đêm đó là đêm đau đớn và nhục nhã nhất cuộc đời tôi.
Tôi giả vờ xúc động, an ủi mẹ:
“Chẳng phải chỉ là ‘náo động phòng’ thôi sao? Sao chị lại để bụng đến mức đòi tự sát?”
“Mẹ à, sống mấy chục năm rồi, chút chuyện đó cũng không hiểu rõ sao? Hai vợ chồng cãi vã thì đã sao chứ?”
Mẹ như bị chặn họng. Một lúc sau, bà lại nổi giận:
“Náo cái gì mà náo, rõ ràng là ăn hiếp người ta! Con không thấy bọn nó động tay động chân thế nào à?”
“Chị con giờ đang đòi tự tử, làm sao khuyên cũng không được! Mẹ van con, về nhà một chuyến đi con!”
Tôi thầm nghĩ: chị tôi mà dễ gì tự tử? Chỉ là muốn ép ba mẹ mềm lòng thôi.
Nhưng tôi vẫn đồng ý quay về. Tôi muốn tận mắt xem con cáo hai mặt đó hiện giờ còn cười nổi không.
Sáng sớm hôm sau, tôi bắt taxi tới nhà chị.
Khu chung cư này không hẳn cao cấp, nhưng cũng là dự án có tên tuổi.
Nghĩ lại kiếp trước, tôi cưới xong còn phải ở nhà trọ thuê.
Còn gã khốn ấy thì xuất thân từ thành phố hạng ba, năng lực không ra sao, vẫn sống bám vào vợ.
Vậy mà nhờ ba mẹ cưng chiều, họ dốc hết tiền dành dụm để lo cho đứa con gái “ngoan ngoãn” của mình.
Vừa vào đến nhà, tôi thấy chị đang ngồi ôm mặt khóc. Mắt sưng vù như đầu heo.
Tôi nhịn cười, ngạc nhiên hỏi:
“Chị, mặt chị sao lại thành thế này?”
Chị tôi lườm tôi một cái, không nói gì, tiếp tục lau nước mắt.
Tên khốn thì ngồi bên cạnh nịnh nọt không dứt:
“Anh biết anh sai rồi. Anh không phải người, tất cả là tại rượu. Em muốn đánh anh cũng được, miễn đừng khóc nữa.”
Nói xong, hắn cầm tay chị tôi, tự tát mình lia lịa.
Ba mẹ tôi thì thở dài, mặt đầy lo lắng, y như chuyện hôm qua chẳng ngủ được vì lo cho con gái.
Rõ ràng là muốn tôi khuyên can, giúp hàn gắn cuộc hôn nhân này.
Nhưng tôi — đã từng nếm trải cay đắng — sao có thể để bi kịch tái diễn?