Bình Minh Sau Đêm

Chương 2



4


Tôi liên tục lùi lại.

“Không… không phải.”


Chu Đạt nhướn mày, ánh mắt toàn là trêu chọc.


Tôi khó xử nhìn sang hướng khác:

“Tôi chỉ… tò mò không biết anh đang làm gì.”


“Vậy à?” – Hắn đứng thẳng lên –

“Thế nhìn hiểu không?”

 

Tôi lắc đầu.


Hắn lại bật cười.

Không hiểu sao, tối nay hắn cười nhiều hơn bình thường.

 

Hắn nhướng cằm ra hiệu:

“Vào đi, hôm nay anh rộng lượng, cho em xem một chút.”


Tôi ngoan ngoãn bước vào.


Màn hình máy tính sáng, bên cạnh xếp mấy quyển sách lập trình.


Tôi cố tình hỏi:

“Sách gì vậy?”


Thực ra tôi rất tò mò – với đầu óc như Chu Đạt, hoàn toàn có thể học đại học, cần gì phải tự học, tự chịu bao ánh mắt khinh thường ở xưởng này?

 

Hắn dựa vào bàn, tùy tiện cầm một quyển lên:

“Nếu em học ngành máy tính ở đại học, thì sẽ học mấy thứ này.”

 

Tôi nhìn hắn không chớp mắt.


Hắn bỗng khẽ hừ:

“Trước đây em từng đi học đúng không?”


Tôi khựng lại:

“Ừ.”


“Sao nghỉ?”

 

Tôi mím môi.

Không định giấu, tôi dừng một lúc rồi kể hết chuyện bị vu oan ăn trộm – bị đuổi khỏi trường.

 

Chu Đạt không giận thay tôi, cũng không bảo tôi nên phản kháng, chỉ lặng lẽ nghe, chẳng nói gì.

 

Hắn châm đ i ế u t h u ố c, hít sâu một hơi.

Rồi cười nhạt, đầy tự giễu:


“Khi không ai tin em, em nói gì cũng sai.”

 

Ánh đèn vàng trong phòng khẽ chớp chớp.

Chu Đạt đứng trước cửa sổ, nét mặt giấu trong bóng tối – không rõ buồn hay lạnh.


Tôi muốn nói điều gì đó.


Như là:

“Tôi tin anh.”

“Bao giờ anh bắt đầu khởi nghiệp?”

“Anh có thể… cho tôi đi theo không?”

 

Chưa kịp mở miệng, hắn đã dụi tắt đ i ế u t h u ố c.

Khí thế ngông nghênh lập tức trở lại.


“Này, cô bé xưởng máy.” Hắn gọi.

“Mai nghỉ nửa buổi, đi với anh một chuyến.”

 

Tôi định mở miệng nhắc lại:


“Tôi tên là Lộ Khả…”

 

“Biết rồi.”

Hắn cắt lời, lần đầu tiên gọi tên tôi:

 

“Lộ Khả.”


Rõ ràng là nét mặt hắn cau có, giọng cũng khó ưa,

vậy mà tôi lại thấy… hắn đáng yêu không chịu được.

 

Tôi không cần biết đi đâu, chỉ mỉm cười đáp:


“Được.”

 

5

 

Về ký túc xá thì đã gần giờ tắt đèn.


Cô bạn giường dưới – Phùng Việt – đột nhiên hỏi:


“Em đi đâu vậy?”


“Đi dạo chút.”


Phùng Việt lớn hơn tôi vài tuổi, là công nhân lâu năm, tính tình khá lạnh, bình thường hiếm khi chủ động nói chuyện.


Chị ấy ngừng một chút:


“ Chị thấy em dạo này hay lượn qua chỗ văn phòng nhỉ?”


Tôi giật mình.

Nhưng không thừa nhận:

“Chắc chị nhìn nhầm rồi.”

 

“Tốt nhất là vậy.”

Chị ấy nói xong thì kéo rèm giường.


Tắt đèn rồi, tôi vẫn cứ nghĩ mãi về câu đó.


Kiếp trước tôi chẳng tiếp xúc mấy với chị ấy, vậy câu nói kia có ý gì?

Tôi cứ trằn trọc mãi đến lúc ngủ quên.

 

Hôm sau, tôi chỉ làm nửa buổi.

 

Chắc Chu Đạt đã dặn trước, nên vừa mở miệng xin nghỉ, tổ trưởng đã đồng ý ngay.

 

Tôi không mang theo nhiều đồ khi rời nhà, thay đồng phục ra thì chỉ còn một chiếc váy cotton đơn giản.


Ra khỏi cổng xưởng, từ xa đã thấy Chu Đạt đang đứng chờ.


Hôm nay hắn mặc áo khoác phi công màu xanh lá, quần dài sẫm màu, kết hợp mái tóc vàng hơi lệch, trông như mấy minh tinh Hồng Kông thập niên 90.


Thấy tôi, hắn khựng lại một giây, nhìn từ trên xuống, rồi nhếch mép:


“Hôm nay cosplay nữ sinh à?”


Tôi lúng túng vuốt váy.


Hắn dập t h u ố c:

“Đi thôi.”


Hai đứa cùng lên xe bus.


Người không đông, hắn ngồi ngay sau tôi, cách một hàng ghế.


Tôi quay đầu nhìn ra cửa sổ, giữ im lặng suốt quãng đường.


Chạy được hai mươi phút, Chu Đạt bỗng gác tay lên lưng ghế tôi:

“Này, em gái.”


Tôi ngoái đầu lại.


Hắn nheo mắt, vẻ mặt như đêm qua ở hành lang:


“Không hỏi anh định đưa em đi đâu sao?”


Tôi nghiêm túc:

“Đi đâu?”


Hắn áp sát hơn, mùi thuốc nhàn nhạt quanh mũi.

Giọng khàn, êm, gần sát tai:


“Khách sạn.”


Bộp!

Đầu tôi như nổ tung.


Phản ứng đầu tiên là: Không thể nào!

Nhưng nhìn vẻ lưu manh kia… biết đâu hắn nghiêm túc?


“Tới rồi.”


Ánh mắt hắn đầy vẻ tinh nghịch.


Tôi vội bật dậy, nhìn ra ngoài.


Gió đầu hạ xuyên qua hàng cây, rơi xuống ánh nắng lung linh.


Trước mắt tôi, không phải khách sạn – mà là cổng trường đại học nổi tiếng nhất thành phố.

 

 

6

 

Tôi không ngờ anh lại đưa tôi đến đại học.

 

Xuống xe, anh đút tay túi quần, bước đi thản nhiên.

 

Chắc vì trông anh chẳng giống sinh viên nên bảo vệ ở cổng chỉ gọi anh lại.

 

Anh móc từ túi ra thứ gì đó đưa cho bảo vệ, người kia liếc qua rồi gật đầu cho qua.

 

Anh quay lại ra hiệu cho tôi đi theo.

Lạ thay, bảo vệ lại không chặn tôi.

 

Tôi tò mò hỏi:

“Anh vừa đưa ông ấy cái gì thế?”

 

Anh thờ ơ ném cho tôi xem.

 

“Thẻ sinh viên?” Tôi nhìn tên và ảnh trên đó mà sững sờ. 

 

“Anh là sinh viên trường này á?”

“Em gái à, đừng ngây thơ thế chứ.” Anh nhướng mày. 

 

“Thẻ này anh bỏ mười đồng ra làm ở cầu vượt gần đây đấy.”

 

“…”

 

Ờ, tôi hiểu rồi.


Có vẻ anh rất rành khuôn viên trường. Anh dẫn tôi vòng vèo qua vài tòa nhà, tới một giảng đường, chuẩn bị bước vào thì tôi chần chừ:

“Anh định vào lớp à?”

 

Anh gật đầu, thấy tôi đứng yên thì cười nhạt:

“Sao? Không tò mò xem lớp học đại học trông thế nào à?”

 

Dĩ nhiên là tò mò rồi.

Dù là kiếp trước hay bây giờ, tôi đều chưa từng được bước chân vào giảng đường đại học.

Tôi hít sâu một hơi, rồi đi theo anh vào lớp.

 

Đại học bây giờ dĩ nhiên không hiện đại như hai mươi năm sau.

 

Bàn ghế gỗ, bục giảng cũ kỹ, mấy bức tranh tường cũng mang nét mộc mạc.

 

Nhưng với tôi, nơi này đã đủ rộng rãi sáng sủa, đủ để chứa đựng khát vọng và ước mơ của tuổi trẻ.

 

Không ai chú ý tới tôi và anh, mọi người ai nấy đều bận rộn.

Cảm giác cởi mở và khoan dung ấy, trước đây tôi chưa từng nếm trải.

 

Cho đến khi thầy giáo đeo kính bước vào lớp, tôi vẫn còn như đang mơ.

 

Lúc đó tôi mới để ý, anh lôi ra một quyển sách.

Chính là một trong số những cuốn tôi từng thấy anh đọc ở xưởng.

Thì ra anh học đều là nội dung đại học sao?

 

Cả tiết học, ngoài lời chào đầu buổi, tôi không nghe nổi câu nào của thầy.

 

Ngược lại, anh lại nghe rất chăm chú, vẻ mặt nghiêm túc, hiếm khi thấy.

 

Ánh nắng xuyên qua ô cửa chiếu lên tay anh, khoảnh khắc ấy, tôi bỗng thấy anh như đang phát sáng.

 

Tan học, tôi theo sau anh rời lớp.

 

Không kìm được, tôi hỏi:

“Vậy… anh đến đây để học lén à?”

 

Anh quay đầu nhìn tôi.

“Em gái, đừng nói toạc ra như vậy.” Anh nhướng mày, “Để làm thân được với tụi trong lớp này, anh đã tốn không ít tiền bao ăn đó.”

 

Tôi thật sự không thích anh cứ gọi mình là “em gái”.

 

Cảm giác như bị đánh đồng với mấy “chị gái – em gái” mà anh hay trêu đùa.

Tôi cúi đầu đi trước, không nói gì.

 

“Sao thế?” Anh bước nhanh lên ngang tôi, giọng vẫn dửng dưng:

 

“Trông em có vẻ mất hứng nhỉ, em g—”

 

“Tôi tên là Lộ Khả.”

Tôi ngẩng lên, nhìn thẳng vào mắt anh.

 

Anh sững người, rồi bật cười.

 

Anh từng cười trước mặt tôi rất nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên, nụ cười ấy chân thật, không mang ý đùa cợt hay trêu chọc.

 

“Lỗi của anh.” Anh nhướng mày, “Thế thì, Lộ Khả, cho anh vinh dự mời em một bữa cơm nhé?”

 

Nói rồi anh cong môi cười khẽ:

“Lộ Khả.”

 


7

 

Tôi đi ăn tối cùng anh ở thành phố, rồi kịp chuyến xe buýt cuối để về xưởng.

 

Tôi biết mình chẳng hiểu gì về máy tính, nhưng vẫn dày mặt xin anh mấy cuốn sách.

 

Anh sắp bước vào ngành Internet, nếu muốn theo chân anh lập nghiệp, tôi nhất định phải có chút vốn liếng.

 

Anh ném cho tôi mấy cuốn với vẻ thích thú:

“Toàn sách nhập môn, nhưng cũng khó đấy. Đọc không hiểu thì đừng khóc nha.”

 

Tôi bĩu môi.

Bất kể gọi tôi là “cô bé xưởng máy” hay “em gái”, anh lúc nào cũng coi tôi như con nít vậy.

 

Nhưng dẫu sao thì, giữa chúng tôi cũng bắt đầu thân thiết hơn rồi.


Sau đó, hễ không phải đi làm, tôi đều tìm góc yên tĩnh ngồi học, thỉnh thoảng mượn máy tính của anh để luyện tập.

 

Dù chỉ là kiến thức cơ bản, nhưng mỗi lần tiến bộ, tôi lại thấy vui như trẻ con có quà.

 

Dần dần, trong xưởng bắt đầu lan tin đồn giữa tôi và anh.

 

Tôi nghe thấy lần đầu tiên là ở trong ký túc xá.

 

Hôm đó tôi đau bụng xin nghỉ, nằm nghỉ trên giường.

Vài cô bạn cùng phòng đi làm về, tưởng không ai trong phòng nên cứ thế tám chuyện.

 

Chủ đề lan sang khắp nơi trong xưởng, cuối cùng rơi vào tôi.

 

“Dạo này Lộ Khả có vẻ thân với tiểu Chu đấy nhỉ?”

 

“Mù cũng thấy được.” Giọng của Phùng Việt, “Tôi hỏi nó rồi, mà nó còn chối bay chối biến.”

 

“Nó theo Chu Đạt… để làm gì nhỉ?”

 

“Giám đốc cũng đâu thích thằng đó. Đợi anh nó về, nó chẳng còn cái gì cả. Cái kiểu ba lăng nhăng đó thì sau này làm được gì chứ?”

 

Phùng Việt hừ lạnh:

“Ai biết? Có khi không rõ nội tình, chỉ muốn làm phượng hoàng thôi.”

 

Tôi nằm đó, mắt nhìn lên trần nhà, lặng lẽ nghe họ bàn tán về tôi và Chu Đạt.

 

Trước đây tôi không thân với Phùng Việt, cũng chẳng nghĩ sâu xa gì, cứ tưởng chị ấy chỉ đơn giản là không ưa tôi.

Nhưng giờ, tôi bỗng nhớ lại chuyện kiếp trước.

 

Sau khi anh trai Chu Đạt – Chu Phát – về nước, Phùng Việt lập tức ve vãn được anh ta, còn dọn ra ngoài ký túc xá.

 

Mọi người ai cũng tưởng chị ta sắp được gả vào nhà giàu, nhưng mãi đến lúc tôi rời xưởng, hai người vẫn nhập nhằng không rõ ràng.

 


Sau này nghe nói, Chu Phát cưới con gái của một ông chủ lớn, còn Phùng Việt thì bị dằn mặt thê thảm.

 

Nghĩ đến đây, tôi mới hiểu vì sao Phùng Việt lại căm tôi như vậy.

 

Cô ta nghĩ tôi giống mình, nên xem tôi là đối thủ.

Giờ tìm được cơ hội, dĩ nhiên phải ra sức bôi nhọ.

 

Nhưng tôi chẳng hề giận dữ hay muốn cãi lại.

Chu Đạt nói đúng:

Khi không ai tin bạn, thì bạn nói gì cũng sai cả.

 

Chẳng bao lâu nữa, tôi sẽ rời khỏi nơi này.

Tôi và họ, chỉ là người qua đường.

 

Nghĩ vậy, tôi xoay người nằm nghiêng.

Mấy người dưới chợt im bặt.

Tôi khẽ cười lạnh, nhắm mắt ngủ tiếp.

 

 

Chương trước Chương tiếp
Loading...