Bình Minh Sau Đêm
Chương 1
1
Vừa làm xong thủ tục thôi học, tôi trở về căn phòng khách chật hẹp, liền nghe thấy tiếng chửi rát tai của bố:
“Mày ăn trộm đồ người khác, làm mất mặt mũi cả nhà này rồi biết không?!”
Mẹ tôi cũng gào theo:
“ Mày học cùng lớp với em họ mày đấy! Mày nhìn Khánh Như mà học theo! Lần này nếu nó không đứng ra nói đỡ, mày đã bị tống vào trại giam rồi!”
Ký ức tiền kiếp từ từ ùa về.
Khi đó tôi bị vu oan ăn trộm, giáo viên chẳng cần phân biệt phải trái, lập tức đổ tội lên đầu tôi rồi lôi thẳng lên văn phòng hiệu trưởng.
Đúng dịp nhà trường đang làm mạnh chuyện ăn cắp, hiệu trưởng quyết làm gương, ngay tại chỗ dọa sẽ báo công an.
Chính Khánh Như – em họ tôi – nước mắt lưng tròng xin xỏ, hiệu trưởng mới cho qua, buộc tôi tự viết đơn xin thôi học, đổi lại không truy cứu nữa.
Khi đó tôi thật sự nghĩ Khánh Như là ân nhân cứu mạng.
Cho đến nhiều năm sau, tôi ngồi vỉa hè bán hàng rong,
tình cờ gặp lại bạn học cũ, mới biết… toàn bộ vụ vu oan năm ấy – là một tay Khánh Như đạo diễn.
Lúc này, bố tôi thấy tôi ngẩn người, liền xông tới giơ tay định đ á n h.
Tôi không tránh.
“Chát!”
Một cái bạt tai giáng thẳng xuống.
Đau rát. Trước đó tôi đã bị đ á n h không ít lần rồi.
“Mai mày cuốn xéo ra khỏi nhà! Sống chec gì thì tự lo!”
Tôi gật đầu, lặng lẽ quay về phòng.
Gọi là “phòng” chứ thực ra chỉ là một góc nhỏ được ngăn ra cạnh bếp.
Ánh đèn vàng vọt, chẳng có nổi chút riêng tư.
Ngay bên kia bức tường là phòng của em trai tôi – Lộ Học Khang.
Trong đó có giường lớn, và cả… máy tính – thứ vô cùng hiếm vào thời đó.
Đó là quà sinh nhật bố mẹ tặng em trai tôi.
Chỉ đến lúc này, tôi mới thực sự cảm nhận được mình đã trọng sinh.
Kiếp trước, tôi từng nghĩ nếu có thể quay về quá khứ, tôi nhất định sẽ rửa oan, cố gắng học lại.
Nhưng giờ mọi chuyện đã lỡ, tôi biết mình không đủ sức đối đầu đám người kia.
Không sao.
Ngoài con đường học hành, tôi còn có lựa chọn khác.
Sáng hôm sau, tôi rời khỏi cái gọi là “nhà”.
Hành lý chỉ có một chiếc túi du lịch và vỏn vẹn hai mươi đồng tiền tiết kiệm.
Tôi bắt xe bus vào thành phố.
Kiếp trước, tôi vì quá yếu đuối nên bị buộc phải thôi học, rồi ngày nào cũng bị bố mẹ đ á n h mắng. Cuối cùng họ chán ngán, nhờ người quen xin cho tôi một công việc.
Mẹ Khánh Như – dì hai tôi – làm kế toán ở một xưởng gia công cơ khí trong thành phố, liền dắt tôi vào làm công nhân.
Ngày ngày vặn ốc vít, ăn ở tại chỗ, vừa cực vừa nhàm, ròng rã 4 năm thanh xuân.
Nhưng kiếp này, tôi tự mình vào xưởng.
Đi sau tổ trưởng, tôi đeo găng tay, cầm dụng cụ, bước vào phân xưởng quen thuộc mà xa lạ.
Bởi vì kiếp này, mục tiêu của tôi là…
“Mẹ nó, ai đạp vào giày ông vậy?!”
Một tiếng gằn dữ dội khiến tôi giật nảy người, vội nhấc chân lên.
Trên đôi giày da bóng loáng, đã có thêm vết bẩn do tôi giẫm phải.
Ngước theo chiếc giày nhìn lên, tôi sững lại.
Thanh niên nhuộm tóc vàng, bắp tay xăm rồng, cau mày hung dữ.
Nhưng tôi không hề sợ.
Tôi đã thấy dáng vẻ hắn mặc vest trên bìa tạp chí kinh tế – anh tuấn, lịch thiệp, mỉm cười nhã nhặn.
Hoàn toàn khác với hình ảnh hiện tại.
“Cậu chủ nhỏ, cô ấy là người mới…” Tổ trưởng quay sang tôi:
“Còn không xin lỗi?”
Tôi nhìn thẳng vào hắn:
“Xin lỗi.”
Hắn cũng nhìn tôi.
Mấy giây sau, hắn hỏi:
“Không sợ tôi à?”
Tôi lắc đầu.
“Thú vị đấy.”
Hắn nhếch mép, để lộ chiếc răng nanh sắc:
“ Cô bé xưởng máy, tránh xa tôi ra thì tốt hơn.”
Nói xong, hắn quay lưng bỏ đi.
“Tôi không phải 'cô bé xưởng máy'.
Tôi tên là Lộ Khả.”
2
Vặn ốc vít đúng là công việc không dành cho người sống lâu.
Làm được hai ngày, tay tôi đã phồng ba cái bong bóng nước.
Phiền hơn cả là – tôi đụng mặt dì hai.
Dì giả vờ thân mật:
“Ra là cháu chạy đến đây hả? Sao không nói trước với dì? Dì còn định giới thiệu cho cháu một công việc tốt hơn mà.”
Tôi cười nhạt trong lòng.
Chẳng phải “công việc tốt hơn” chính là cái xưởng này kiếp trước sao?
Nhưng ngoài mặt vẫn nói:
“Dì bận thì cứ làm việc đi, để hôm khác mình nói chuyện.”
Không ngờ, ngày hôm sau tôi đã gặp lại Khánh Như.
“Khả Khả à, mấy hôm nay chị đi đâu vậy, em lo muốn ch!”
Cô ta kéo tay tôi, đóng vai “chị em tốt” điêu luyện hơn cả mẹ mình.
Khó trách kiếp trước tôi lại bị lừa đến vậy.
“Ở đây vặn ốc.” Tôi hờ hững đáp.
“À, em không biết..... Em đến là để chia sẻ niềm vui! Em vừa đứng top 30 toàn trường trong kỳ thi thử, thầy chủ nhiệm nói chỉ cần thi tốt, em sẽ đậu đại học danh tiếng!”
Cô ta chạy đến chỗ tôi, chỉ để khoe chuyện này?
Đúng là "niềm vui" rất đúng lúc.
Tôi mỉm cười:
“Thế em định chọn ngành gì chưa? Chọn sai ngành, dù có vào đại học cũng chẳng kiếm nổi việc.”
Khánh Như lập tức căng thẳng:
“Không thể nào!”
“Sao không?” Tôi nhún vai,
“Như chú Vương ở khu mình đó – từng học đại học ở thủ đô, giờ vẫn bán tạp hóa ở quê. Em cũng có thể như vậy…”
“Dù vậy vẫn còn hơn vặn ốc!”
Chậc, rốt cuộc cũng không diễn nổi nữa rồi.
Mặt cô ta sa sầm, ngập ngừng bỏ lại một câu “em đi trước” rồi quay người rời đi.
“Mẹ nó!”
Một giọng chửi quen thuộc vang lên.
Tôi ngẩng đầu, thấy Khánh Như va phải một người.
Cô ta lùi lại liên tục:
“X-xin lỗi…”
Chính là hắn – Chu Đạt.
Vẻ mặt hằm hằm như muốn ă n t ư ơ i n u ố t s ố n g.
Khánh Như hoảng loạn, vội chạy mất.
Chu Đạt khoanh tay, nghiêng đầu nhìn tôi:
“Cô còn biết ngành đại học cơ à?”
“Biết.”
Hắn có vẻ hứng thú:
“Thế ngành nào dễ xin việc?”
“Công nghệ thông tin.”
Cuối thập niên 90, internet bắt đầu trỗi dậy – kiếp trước Chu Đạt cũng nhờ thế mà phất lên.
Mắt hắn sáng lên, rồi lại hờ hững hừ nhẹ:
“cô bé xưởng máy mà cũng có hiểu biết phết.”
Tôi nhìn thẳng vào hắn:
“Tôi tên là Lộ Khả.”
Hắn bật cười.
Gương mặt hung tợn bỗng trở nên mềm mại.
“Biết rồi, cô bé xưởng máy.”
Hắn cười, đáy mắt đầy ý trêu chọc.
Rồi bất ngờ giơ tay – búng trán tôi một cái.
“Tôi tên Chu Đạt.”
3
Từ hôm đó, mỗi khi rảnh rỗi, tôi lại tìm cớ đi ngang qua khu vực của Chu Đạt.
Tôi lờ mờ nhớ rằng không lâu sau khi tôi vào xưởng, Chu Đạt sẽ rời đi khởi nghiệp.
Hắn từng tuyển người trong nhà máy, nhưng vì vẻ ngoài trông như lưu manh, ai cũng sợ, chẳng ai dám theo.
Nhưng đời trước, mấy người được hắn tuyển ngoài xưởng, cuối cùng đều phất lên như diều gặp gió.
Trọng sinh lần này, tôi không mưu cầu vinh hoa phú quý, chỉ cần nắm bắt được thời cơ, để sau này không phải sống chật vật vì cơm áo gạo tiền.
Sau khi âm thầm quan sát, tôi phát hiện: Chu Đạt không hề như vẻ ngoài bất cần của hắn.
Hắn thường ngồi trước máy tính, đọc sách, gõ bàn phím.
Người trong xưởng chẳng hiểu gì, ai cũng nghĩ hắn đang chơi game.
Có người tán phét với tôi:
“Đừng nhìn Chu Đạt oai oai trong xưởng, sau này nhà máy vẫn là anh trai hắn kế thừa thôi.”
Đúng là Chu Đạt có một người anh trai du học nước ngoài.
Đời trước, kể cả tôi cũng từng nghĩ, sau khi anh hắn về, hắn sẽ bị đè đầu cưỡi cổ.
Nhưng giờ, tôi biết rõ: mọi chuyện không hề như vậy.
Tôi liền đáp lại:
“Không đâu, sau này anh ấy còn thành công hơn nữa.”
Tối đó tan ca, tôi cố tình lề mề lại sau, đi vòng qua hành lang gần văn phòng Chu Đạt.
Trong phòng vẫn sáng đèn, hắn đang ngồi gõ gì đó.
Tôi đứng nhìn một lát, chuẩn bị rời đi thì phía sau vang lên tiếng bước chân.
“Này.”
Tôi bị gọi giật lại.
Trong hành lang mờ tối, Chu Đạt lười biếng dựa vào tường, nghiêng đầu nhìn tôi:
“Ký túc xá em không đi đường này đúng không?”
Tôi bị nói trúng tim đen, lập tức lúng túng.
Cúi đầu không biết phải giải thích sao.
Chu Đạt từng bước đi tới, dừng lại ngay trước mặt tôi.
Khoảng cách gần đến mức… tôi ngửi thấy mùi hương nhàn nhạt trên người hắn.
Tôi theo phản xạ ngẩng đầu nhìn lên.
Hắn đang cười – không còn hung dữ như mọi ngày,
dáng vẻ anh tuấn, nụ cười dịu dàng, đôi mắt sâu và yên tĩnh.
Trong ánh đèn ấm mờ mờ, hắn chợt cúi xuống, ghé sát bên tai tôi.
“Không phải lần đầu bị tôi bắt gặp rồi đâu, em gái.”
Giọng hắn khàn khàn, có chút rung từ lồng ngực.
“Chẳng lẽ… em thích tôi?”