Từ Nay Về Sau, Chỉ Vì Con Gái Mà Sống

Chương 1



Kiếp trước, tôi thậm chí còn không đọc kỹ hợp đồng, liền ký tên và in dấu vân tay vào.


Một năm sau, em trai tôi – Phương Tuấn – tuyên bố làm ăn thất bại, toàn bộ số tiền 5 triệu tệ đều thua lỗ sạch.


Chủ nợ kéo đến đòi tiền, cộng thêm lãi, tôi phải trả tổng cộng 5,5 triệu.

 

Phương Tuấn quỳ xuống trước mặt tôi, khóc lóc xin lỗi: nhà cửa cũng mất, vợ cũng ly dị, không còn gì trong tay, cầu xin tôi giúp thêm một lần nữa.

 

Nhưng tôi và chồng – Dương Lực – chỉ là công nhân, con gái thì đang học lớp 12, làm gì có khả năng gom ra ngần ấy tiền?

 

Thấy tôi mãi không trả, bọn chủ nợ ngày ngày kéo đến, vẽ chữ đỏ đầy tường, còn gửi xác động vật bị l ộ t da đến nhà tôi.

 

Chưa hết, chúng còn chụp lén ảnh con gái tôi – Dương Manh – rồi photoshop thành ảnh khỏa thân, dán ngay cửa nhà.

 

Con bé mới 17 tuổi, bị dọa đến mức không dám đi học, tinh thần gần như sụp đổ.

 

Còn em trai tôi? Đã trốn biệt tăm biệt tích.

 

Tôi đành cầu xin mẹ mình giúp đỡ, bà chỉ nhún vai: “Mẹ cũng đâu có tiền. Nhưng chẳng phải con còn căn nhà đó sao?”

 

Bất đắc dĩ, tôi phải bán rẻ căn nhà duy nhất, gom góp toàn bộ tiền tiết kiệm, nhưng vẫn không đủ.

 

Tiền lãi như tảng đá nặng đè lên cả nhà.

 

Để trả nợ, tôi và chồng buộc phải hạ mình vay mượn khắp nơi, nhưng đời nào dễ vậy?
Cuối cùng, chồng tôi phải làm thêm nghề lái xe đêm.

 

Anh vốn là lập trình viên, đã tăng ca mệt mỏi cả ngày, còn phải lái xe xuyên đêm. Một lần lái xe trong tình trạng kiệt sức, anh lao thẳng vào dải phân cách, t ử v o n g tại chỗ, hành khách cũng bị thương nặng.

 

Tôi đau đớn đến bạc cả đầu chỉ sau một đêm.

 

Đúng lúc đó là kỳ thi đại học của Dương Manh, con bé vì quá sốc nên chẳng thể tập trung thi, kết quả chưa ra đã được chẩn đoán trầm cảm.

 

Tôi gần như không còn chút sức lực nào để sống tiếp. Nhưng số phận dường như vẫn chưa chịu buông tha.

 

Tình cờ một lần, tôi phát hiện vợ con Phương Tuấn vẫn đang sống trong căn nhà cũ — chính căn nhà do tôi bỏ tiền mua. Không chỉ thế, họ còn sắm xe mới, con bé Phương Vũ Sanh còn đang chuẩn bị du học.

 

Tôi đến gặp em dâu, xin cô ta trả lại chút tiền.

 

Cô ta chỉ lạnh nhạt đáp: “Căn nhà đó trước khi ly hôn đã sang tên cho con gái tôi rồi.”

 

Còn đứa cháu gái từng thân thiết gọi tôi là “dì yêu quý”, bây giờ lại lạnh lùng nói:
“Dì à, lúc đó là dì tự nguyện đứng tên bảo lãnh cho ba cháu mà. Người lớn thì phải biết chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình chứ!”

 

Đó là đứa cháu mà tôi đã bế bồng từ nhỏ, từng một tiếng “dì yêu”, hai tiếng “dì yêu”, từng khóc lóc năn nỉ tôi mua MacBook, tài trợ du học cho nó…

 

Mọi thứ đều là một cái bẫy đã được sắp đặt trước.

 

Tôi đau đớn đến mức ói m á u.

 

Lảo đảo bước đi trong cơn choáng váng, đến cầu vượt, trong một phút tuyệt vọng, tôi đã nhảy xuống giữa dòng xe đang lao tới…

 

Màn đêm buông xuống.

 

Khi tôi mở mắt ra, trước mặt là trang cuối cùng của bản hợp đồng, tôi đang cầm bút, chuẩn bị ký.

 

Tôi sững người.

 

Ngoảnh sang, thấy Phương Tuấn đang ngồi gác chân trên ghế sofa, vẻ mặt đầy tự tin.

 

Tôi liếc nhìn điện thoại, đúng như dự đoán – hôm nay chính là ngày tôi ký vào bản hợp đồng định mệnh đó – tất cả đã quay lại đúng một năm trước.

 

Tim tôi đập thình thịch, nhưng ngoài mặt vẫn giữ vẻ bình tĩnh.

 

Tôi đã… trọng sinh!

 

Trời xanh cho tôi cơ hội làm lại một lần nữa!

 

Nghĩ đến đây, tôi đột ngột xé toạc tờ hợp đồng, rồi lạnh lùng nói:
“Xin lỗi, chị không ký.”

 

Cả nhà đều sững sờ.

 

Từ nhỏ đến lớn, tôi luôn sống theo cách mẹ dạy: nhường nhịn em trai, giúp nó học hành, lấy vợ, mua nhà – chẳng khác nào mẹ hai của nó.

 

Phương Tuấn rõ ràng không ngờ tôi lại từ chối, cố nhịn cơn cáu, cười giả lả:
“Chị à, em hỏi kỹ rồi, không có rủi ro gì đâu, người ta chỉ cần quy trình thôi. Kể cả em trả không nổi, họ cũng không thể bắt chị trả. Chị là chị ruột em, không lẽ không tin em à?”

 

“À, em có chuẩn bị thêm bản nữa đây.”

 

Nói rồi, cậu ta rút trong cặp ra bản hợp đồng thứ hai đã ký sẵn, đưa tôi.

 

Chuẩn bị kỹ càng thật, cũng phải thôi – năm triệu đâu phải ít.

 

Em dâu đứng một bên nín thở theo dõi.

 

Con gái tôi – Dương Manh – ngồi xa xa, muốn lên tiếng nhưng ngập ngừng.

 

Hôm đó chỉ là một buổi cuối tuần bình thường, tôi và cả nhà em trai cùng về thăm mẹ, nào ngờ là cái bẫy đã được sắp sẵn.

 

Thực ra, lúc này Phương Tuấn và vợ đã ly dị, căn nhà đã sang tên cho con gái họ, cả ba người đều biết rõ kế hoạch.

 

Tôi cười nhạt, cố kìm nén cảm giác muốn tát cậu ta một cái, rồi chỉ vào dòng chữ “liên đới trách nhiệm” trong hợp đồng:
“Câu này nghĩa là gì?”

 

Lại chỉ vào dòng “không giới hạn”:
“Còn đây thì sao? Em nói thử nghe.”

 

Phương Tuấn tròn mắt, lắp bắp – chắc đang tự hỏi tại sao bà chị “ngu ngơ” của mình lại trở nên tỉnh táo đến vậy.

 

Kiếp trước, tôi đã đọc hợp đồng này hàng chục lần, thuộc lòng từng chữ từng dòng.

 

Hai cụm từ đó chính là cái bẫy mà Phương Tuấn gài cho tôi.

 

Hắn toát mồ hôi lạnh, cố cười trừ:
“Ơ… em cũng không để ý, hợp đồng là anh Trương soạn, chắc không lừa em đâu. Thôi để em hỏi lại nó…”

 

“Nhưng mà chị giỏi thật đấy, lật một cái là thấy ngay.”

 

Tôi chẳng buồn vạch mặt:
“Em cầm về đi, chị không ký đâu. Tìm người khác mà nhờ.”

 

Phương Tuấn còn định nói gì, thì Phương Vũ Sanh đã chạy tới, thân mật khoác tay tôi.

 

“Dì ơi~ ký đi mà. Ba nói nếu kiếm được tiền thì khỏi cần dì tài trợ du học nữa đó.”

 

Tôi rút tay ra, giả vờ ngạc nhiên:
“Ủa, lúc nào dì nói tài trợ du học cho con vậy?”

 

Cô bé khựng lại, rồi cố cười:
“Hôm trước đó mà, dì nói nếu con vào top 20 của lớp thì sẽ cho con 100 nghìn để đi du học. Dì quên rồi sao?”

 

“Nhưng con biết dì mà, dù con không vào top 20, dì vẫn sẽ giúp con đúng không? Vì dì thương con nhất mà!”

 

Nói rồi, nó quay đầu liếc Dương Manh với vẻ đắc ý.

 

Dương Manh cúi gằm mặt, như đứa trẻ yếu đuối.

 

Tôi như dao cắt vào tim.

 

Vì sinh con muộn, Dương Manh và Vũ Sanh bằng tuổi.

 

Trước kia, tôi cứ nghĩ “con bên nhà ngoại” mới là ruột thịt, còn con gái mang họ chồng thì không thân bằng cháu ruột.

 

Tết đến lễ về, tôi mua trang sức, máy tính cho Vũ Sanh, mừng tuổi hậu hĩnh, hỏi han chuyện học hành.

 

Còn Dương Manh, tôi hầu như chẳng quan tâm.

 

Ngồi ăn cùng bàn, tôi toàn khen cháu, chê con, dù con tôi học giỏi, xinh đẹp hơn nhiều.

 

Lâu dần, khoảng cách giữa hai mẹ con ngày một xa.

 

Trọng sinh trở lại, tôi cuối cùng cũng hiểu – ai mới là người tôi phải yêu thương nhất.

 

Tôi cười nhạt với Vũ Sanh:
“Thành tích như con, đậu trường hạng ba còn khó, tưởng du học về là đổi đời à? Phí tiền!”

 

“Tiền đó dì để dành nuôi con gái dì. Nó được thầy giáo kỳ vọng đậu Thanh Hoa – Bắc Đại kìa. Muốn tiền thì về xin ba mẹ con đi.”

 

Phương Vũ Sanh đỏ hoe mắt, dáng vẻ như sắp ngã, giả vờ bị tổn thương lắm.

 

Nhưng Dương Manh thì lần đầu tiên ngẩng đầu, ánh mắt lấp lánh niềm hy vọng.

 

Tôi nhìn con, lòng nghẹn lại.

 

Gương mặt thanh tú, mái tóc buộc gọn, bộ đồng phục giản dị chẳng che nổi sức sống rực rỡ của con – hoàn toàn khác với hình ảnh bệnh tật héo úa ở kiếp trước.

 

Tôi thề – lần này, tôi nhất định sẽ bảo vệ con bé, không để con phải chịu thiệt nữa.

 

Thấy tôi nói vậy, em dâu liền khó chịu ra mặt:
“Chị làm gì mà nói nặng lời với trẻ con thế? Không cho thì thôi, ai cần chị cho? Chúng tôi vay được 5 triệu rồi, tương lai nhất định sẽ kiếm được gấp mười lần!”

 

Tôi nhướn mày, mỉm cười lạnh lẽo:
“Ồ, khí phách thật đấy. Vậy cái iPhone 13 con gái cô đang cầm, cái laptop tôi mua tặng năm ngoái, còn cả phong bao lì xì 5.000 tệ mỗi năm — chắc đều trả lại hết rồi ha?”

 

Nghe vậy, Phương Vũ Sanh lập tức siết chặt chiếc điện thoại trong tay, cắn môi không nói lời nào, ánh mắt hoảng loạn nhìn em dâu, lắc đầu nguầy nguậy.

 

Em dâu cũng lặng lẽ giấu vội chiếc điện thoại cũ vào dưới bàn, cắn răng không nói nổi một lời.

 

Lúc này, mẹ tôi cuối cùng cũng lên tiếng:
“Con cả à, mẹ thật sự nhìn lầm con rồi. Chút chuyện nhỏ mà cũng không chịu giúp em?”

 

Tôi cố tỏ vẻ áy náy, nhưng giọng nói vẫn rất kiên quyết:
“Mẹ, con chỉ thấy chuyện này có rủi ro. Con còn có con gái, nó phải đi học, sau này lấy chồng… Con—”

 

“Thôi đủ rồi!” – Mẹ tôi quát lên, cắt lời tôi.

 

“Tiểu Tuấn gặp khó khăn, chỉ nhờ con ký một cái tên mà cũng khó khăn vậy sao? Mẹ nuôi con uổng công rồi!”

 

Bà quay sang em trai tôi, vỗ vai dõng dạc:
“Tiểu Tuấn, để mẹ ký cho con, được không?”

 

Tôi vội vã ngăn lại:
“Mẹ! Mẹ hãy suy nghĩ kỹ… Mẹ có tiền tiết kiệm, có hai căn nhà, lỡ mà có chuyện gì…”

 

Mẹ tôi trừng mắt:
“Suy nghĩ gì nữa? Con trai mẹ mà lại đi hại mẹ à? Mẹ không quan tâm bảo lãnh là gì với gì, mẹ chỉ biết con mình gặp nạn thì phải giúp!”

 

Nói xong, bà liếc tôi một cái sắc lẹm:
“Con không giúp Tiểu Tuấn, năm sau cháu gái lớn của mẹ muốn đi du học, 100.000 tệ con phải đưa! Dù gì nó cũng là cháu ruột của con!”

 

“Còn con bé Dương Manh ấy à, đừng có lo. Con gái lớn rồi cũng đi lấy chồng, tốn kém gì? Hơn nữa, nó đâu phải người nhà họ Phương của mình đâu!”

 

Mấy câu đó như tát vào mặt tôi.

 

Trọng sinh rồi mà suýt nữa tôi lại quay về cái vết xe đổ cũ.

 

Tôi bình tĩnh đưa hợp đồng và bút cho mẹ:
“Mẹ ký đi. Nhớ in dấu vân tay nữa nhé.”

 

Tuy đã lớn tuổi, nhưng mẹ tôi vẫn rất minh mẫn. Bà ký roẹt hai chữ, rồi chấm tay vào hộp mực, ấn mạnh xuống giấy.

 

Phương Tuấn muốn ngăn cũng không kịp nữa rồi.

 

Tôi nắm tay con gái:
“Con yêu, mình về thôi. Mẹ hứa, sau này không dẫn con đến đây nữa.”

 

Dương Manh còn hơi ngập ngừng, chưa quen với sự thân thiết bất ngờ của tôi. Nhưng tôi nắm chặt tay con, không để con rút ra.

 

Con bé sững lại một giây, rồi từ từ nắm lại tay tôi, cúi đầu mỉm cười – ánh mắt lần đầu tiên có chút yên tâm.

 

Con gái à, kiếp này mẹ sẽ bảo vệ con đến cùng. Sẽ không để ai khiến con tổn thương nữa.

 

Thấy vậy, Phương Vũ Sanh – nãy giờ im lặng – như bị kích động, cũng vội chạy tới, nắm lấy tay kia của tôi, đôi mắt đỏ hoe:
“Dì ơi, hôm nay dì làm sao vậy? Bà nội nói, họ Phương mới là một nhà mà…”

 

Tôi nhớ lại bộ mặt giả tạo của nó ở kiếp trước, lạnh lùng rút tay lại:
“Không ngờ con còn nhỏ vậy mà tư tưởng phong kiến thế. Dương Manh là con gái dì sinh ra, tất nhiên là người một nhà rồi. Còn con là gì? Đừng tưởng nịnh nọt vài câu mà dì sẽ bỏ tiền cho con đi du học!”

 

“Con thế này, đừng mơ lấy được đồng nào của dì nữa!”

 

Phương Vũ Sanh bị tôi mắng đến đỏ bừng mặt, nước mắt lưng tròng, tức đến mức bật lại:
“Dì đừng có khinh người quá đáng! Chờ xem, sau này ba con phát tài, nhà tụi con sẽ mua biệt thự lớn. Đến lúc đó, dì có quỳ trước cửa cũng đừng mong được bước vào!”

 

Tôi cười:
“Vậy dì chờ xem nhà tụi con mua biệt thự nhé.”

 

Nói rồi, tôi dắt tay con gái, không thèm ngoái đầu lại, bước thẳng ra khỏi nhà.

Chương tiếp
Loading...