Tấm Gương Vỡ Dưới Mái Nhà
Chương 1
1
“Gội đầu sẽ làm trôi hết kiến thức trong đầu!”
Tiếng quát the thé của mẹ đánh thức tôi khỏi cơn buồn ngủ.
“Một trăm ngày trước kỳ thi đại học, hai đứa tụi bây ai cũng không được gội đầu!”
Tôi chợt hoàn hồn, phát hiện mình đang ngồi trước bàn ăn trong nhà.
Đối diện là em gái song sinh – Trình Thi Nam – gương mặt ngoan ngoãn, nhút nhát quen thuộc.
Tôi… đã sống lại rồi sao?
“Mẹ à, mấy chuyện nhảm nhí đó, sao mẹ vẫn còn tin?”
Tôi buột miệng nói ra, giống y như kiếp trước – và lần đó, tôi bị chửi xối xả đến mức không ngóc đầu lên nổi.
Mẹ tôi đập mạnh đũa vào đầu tôi:
“Biết cái quái gì mà nói! Chuyên gia người ta nói chẳng lẽ sai? Con trai dì Trương ở bên cạnh cũng gội đầu trước kỳ thi đó, rớt liền cả trăm điểm!”
Mẹ không biết, thằng đó xưa giờ thi toàn quay cóp, tới kỳ thi thật không ai cho chép thì tụt điểm là phải.
Tôi cố tranh luận, mong mẹ thay đổi suy nghĩ lạc hậu.
Kết quả là… mẹ giận đùng đùng, lôi tôi ra làm bao cát.
Ch ửi tôi không biết tiến thủ, coi thường bề trên, thậm chí đổ lỗi luôn cho tôi vì bà không dám tái hôn sau khi ly dị.
Trước kia, tôi hay cố nói lý lẽ.
Nhưng đối với người cố chấp như mẹ, lần này, tôi quyết định đổi chiến thuật.
“Mẹ à, mấy trường chuyên bây giờ bắt học sinh gội đầu thường xuyên đó, đầu sạch thì mới tỉnh táo ôn bài được. Tỷ lệ đậu đại học của họ cao hơn mình nhiều đó!”
Mẹ tôi ngớ người.
Bà mê “con nhà người ta” lắm, nên nghe câu đó có hơi dao động.
Nhưng rất nhanh đã lấy lại phong độ, nghiêm mặt hỏi:
“Nói toàn lý sự cùn! Thi Nam, con nói xem, mẹ đúng hay chị con đúng?”
02.
Em gái nhìn tôi, thấy tôi không phản ứng gì, liền nở nụ cười ngoan ngoãn:
“Con tất nhiên nghe lời mẹ rồi.”
“Mẹ biết ngay, con gái mẹ lúc nào cũng ngoan.”
Tôi không cãi nữa, uống xong ly sữa đậu nành, im lặng đi học.
Sau lưng là tiếng càm ràm không dứt của mẹ:
“Cái mặt lúc nào cũng lạnh như băng, đúng là oan gia, chẳng bằng Thi Nam – con bé sinh ra đã có phúc báo.”
Mẹ luôn nói Thi Nam giống bà hơn.
Nhưng chúng tôi là song sinh, gương mặt giống hệt nhau.
Chỉ là từ nhỏ tới lớn, bà luôn thiên vị em gái.
Lúc ly hôn, mẹ không chần chừ gì mà gửi tôi về nhà bà nội.
Nếu không vì ba tôi tái hôn, bà nội lại mất, còn ông bà ngoại thương tình đón về nuôi...
Chắc bà cũng chẳng nhớ mình còn đứa con này.
Tôi thương mẹ vất vả, một mình nuôi hai con gái.
Nhưng đáp lại chỉ toàn là sỉ vả và coi thường.
Tôi lấy tiền mừng tuổi mua cho bà chiếc áo, bà mắng tôi hoang phí.
Em gái không tốn đồng nào, chỉ nói một câu “mẹ vất vả rồi”, bà liền cảm động tặng ngay 1 triệu.
Bà là mẹ, nhưng không phải là mẹ tôi.
Ở cổng trường, Thi Nam hổn hển chạy đến:
“Chị! Mẹ cũng khổ lắm, chị đừng chọc mẹ giận nữa!”
Gương mặt giả bộ ngoan ngoãn ấy… khiến tôi rợn cả người.
Kiếp trước, chính nó năn nỉ tôi lén đưa đi gội đầu, còn bắt tôi giữ bí mật.
Sau cùng, người đ ẩ y tôi xuống vực lại chính là nó.
Trước khi ch, tôi thấy vẻ căm hận trong ánh mắt nó, như thể tôi là kẻ tội đồ ghê tởm.
Nhưng tôi… chỉ là một đứa quá tốt bụng, xen vào chuyện người khác.
Tôi quay đầu lại, thờ ơ gật đầu:
“Biết rồi.”
Nó còn định nói gì đó, tôi đã chạy vọt vào cổng trường, hòa vào đám bạn cùng lớp.
Dù sao tôi và nó cũng không học cùng lớp.
Từ giờ về sau, chuyện của nó… là việc của nó.
Kiếp này, mẹ con họ muốn gội hay không, không liên quan tới tôi nữa!
03.
Tối hôm đó, tôi vừa tắm gội xong, thì đụng mặt mẹ.
Bà túm tai tôi quát lớn:
“Tao mới dặn sáng nay, mày lại gội đầu! Muốn ch hả?”
Tôi gạt tay bà ra, lùi lại một bước:
“Con có gội hằng ngày, vẫn đứng top 10 toàn khối.”
Mẹ tôi nhướng mày, rõ ràng là không tin.
Dù sao bà cũng chưa từng đi họp phụ huynh cho tôi.
Giữa tôi và em gái, bà lúc nào cũng chọn em.
“Được! Không vào nổi top, đừng hòng mơ bà ngoại mua điện thoại!”
Chỉ một câu “mẹ ơi con thấy điện thoại mới đẹp quá” của Thi Nam, bà lập tức sắm ngay iPhone đời mới.
Còn tôi, từ lớp 10 xin tới lớp 12, vẫn là con số 0.
Ngay cả tiền thưởng bà ngoại cho tôi, mẹ cũng sẵn sàng lật lọng.
Tôi đã quá quen với sự thiên vị bất công này rồi.
Lúc mẹ đi khỏi, Thi Nam – người trốn sau cửa nghe lén – xông vào trách móc:
“Chị giận mẹ thì thôi đi, sao lại lấy điểm số ra làm trò c á c ư ợ c? Chị học giỏi chứ em thì không! Lỡ em bị mắng thì sao? Đều tại chị!”
Tôi thực sự nể khả năng đảo ngược trắng đen của nó.
Vừa làm bài tiếng Anh, tôi vừa lạnh nhạt nói:
“Muốn không bị chửi thì bớt đọc ngôn tình, lo mà ôn bài.”
Nó giận tới mức mặt trắng bệch, đùng đùng đóng sầm cửa:
“Chị xứng làm chị chắc?”
Tiếng đập đồ vang lên ầm ầm trong phòng bên cạnh.
Tôi vẫn ngồi yên, tiếp tục giải đề, không mảy may để tâm.
Tóc Thi Nam không gội cả tháng, mùi càng ngày càng kinh.
Dù nó lén dùng xịt khô, nhưng chỉ là chiêu che mắt, không thể giải quyết tận gốc.
Nó khóc lóc kể rằng bị bạn học chê bẩn như nhà vệ sinh, có đứa còn dùng phấn viết chữ “WC” lên bàn nó.
Bọn con trai thì giả vờ nôn mửa mỗi khi đi ngang qua.
Cả lớp chỉ định cho nó đứng cuối hàng lúc chạy thể dục.
Mẹ tôi lập tức gọi điện ch ửi hiệu trưởng, mắng thầy cô thờ ơ với batnathocduong.
Giáo viên chủ nhiệm bị khiển trách.
Chuyện vỡ lở, cả trường đều biết.
Lớp 12A2 có một đứa… không chịu gội đầu.
Từ bị chê ở lớp, em tôi trở thành trò cười toàn trường.
Người ta thậm chí quay clip, đăng lên mạng cập nhật “nhật ký cô gái lang thang” mỗi ngày.
Một hôm tan học, nó mắt đỏ hoe cầu xin tôi:
“Chị ơi… đưa em đi gội đầu đi.”
Tôi không quay đầu, bước nhanh về phía trạm xe buýt.
Nó níu chặt áo đồng phục tôi.
Tôi gỡ không ra, đành cau mày:
“Vậy sao không nhờ mẹ?”
Nó vừa sợ vừa ghét:
“Chị biết rõ mẹ không chịu mà!”
Tôi hét lên:
“Vậy thì cứ ngoan ngoãn mà chịu đi!”
Nó vẫn không được đi gội đầu, đành mua mũ mới để thay liên tục.
Còn mua cả tóc giả và nước hoa để xịt lên đầu.
Nhưng cũng chẳng ích gì – mùi tóc bẩn vẫn không hết.
Nó năn nỉ tôi thêm ba bốn lần.
Tôi lấy cớ bận học, từ chối thẳng thừng.
Chuyện cũ, xin miễn nhắc lại.
Cái nồi oan năm xưa – kiếp này tôi không đội nữa!
4
Kết quả thi thử lần một được công bố, tôi vẫn vững vàng giữ vị trí thứ 8 toàn khối.
Mẹ tôi vui đến phát rồ, liền thưởng cho Thi Nam… một chiếc điện thoại đời mới nữa.
“Con bé gần đây áp lực học tập lớn, điểm có tụt cũng phải nghỉ ngơi cho hợp lý.”
Thi Nam lắc lắc điện thoại, huênh hoang với tôi:
“Chị thì cả ngày im lặng ở trường, chẳng hoạt bát như em. Dùng điện thoại cục gạch còn phí của.”
Tối hôm đó, mẹ thản nhiên thu luôn điện thoại của tôi:
“Không dùng thì giữ làm gì, lãng phí!”
Tôi đã quá quen với cái kiểu thiên vị trắng trợn này.
Thứ tôi muốn, tôi có thể tự kiếm được.
Đến kỳ thi thử lần hai, điểm của Thi Nam tiếp tục tụt thêm 30 điểm.
Em ấy ấm ức biện minh: “Đề lần này khó thật mà...”
Còn tôi thì tiến bộ rõ rệt – tăng thêm 30 điểm, lên hạng 3 toàn khối, đứng thứ 20 toàn thành phố.
Thầy giáo gọi điện về báo tin mừng, mẹ tôi chỉ dửng dưng vài câu, sau đó lập tức chuyển hướng:
“Thế con Thi Nam nhà tôi sao rồi? Có tiến bộ không?”
Thầy lúng túng:
“Tôi không dạy lớp của em ấy, chị nên hỏi cô chủ nhiệm của em ấy.”
Mẹ tôi nghe xong liền nhắn tin hỏi ngay.
Kết quả... bị giáo viên chặn luôn.
Mẹ nổi đóa:
“Cái đồ giáo viên vô trách nhiệm! Đáng bị đuổi việc!”
Bà quên mất là chính mình từng spam tin nhắn nửa đêm, gọi điện lúc 2 giờ sáng để "hỏi thăm tình hình học tập".
Giáo viên quá sức chịu đựng nên mới phải cắt liên lạc.
Mẹ tôi chưa bao giờ biết tự soi lại bản thân.
Và chính vì thế, đứa con bà nuôi lớn – Trình Thi Nam – cũng y chang.
Thi Nam tụt điểm là vì lười học, nhưng hai mẹ con cứ xoay ra đổ lỗi cho “hoàn cảnh”.
Đến mức mẹ còn gợi ý con gái… đừng tắm nữa.
“Gội đầu làm mất kiến thức, tắm rửa cũng ảnh hưởng đấy!”
Cuối cùng, Thi Nam đành nhịn, chỉ dám lén lau người lúc nửa đêm.
Một tháng trước kỳ thi đại học, Thi Nam hoàn toàn sụp đổ.
Tóc rối bết, bốc mùi, nó lao vào phòng tắm.
Mẹ tôi lập tức kéo ra, dịu giọng khuyên nhủ:
“Còn mấy ngày nữa thôi, cố chịu một chút!”
Tôi thì vẫn cắm cúi giải đề, tai đeo tai nghe luyện Anh văn.
Nhưng chiếc tai nghe rẻ tiền chẳng ngăn nổi tiếng gào khóc của em tôi:
“Con phải gội! Tụi nó gọi con là gái lang thang, đầu còn bẩn hơn chuồng heo. Đến chào thầy cô cũng lảng tránh con!”
Mẹ tôi tức khắc gọi điện… lần này không phải cho hiệu trưởng, mà là Phòng Giáo dục.
Bà tố cáo cả trường “phân biệt đối xử – batnat học sinh nghiêm trọng”.
Ai cũng sợ dính phốt ở giai đoạn nước rút của kỳ thi.
Kết quả điều tra: người gây chuyện chính là... người đi tố cáo.
Hôm đó, khi bị mời lên làm việc, mẹ tôi đập vỡ ly trà của lãnh đạo, ném cả tập hồ sơ tung tóe.
Cuối cùng, bị công an mời về làm việc và giáo dục lại.
Trên đường đi, bà vẫn không ngừng gào lên:
“Con gái tôi không hề bốc mùi!”