Series Chơi Khăm

Chương 3



7.


Tiếng nổ rền vang như xé toang cả căn nhà.


Không khí như bị ép vỡ.


Mấy tên đứng trước bị bắn xuyên người ngay lập tức.


Mấy tên phía sau cũng bị mảnh đ ạ n shotgun thổi bay như rơm rạ.


Ngay khoảnh khắc tôi bóp cò, ánh mắt chúng tôi chạm nhau.


Nỗi sợ hãi, cú sốc tột cùng, sự run rẩy tận sâu trong linh hồn.


Chúng không bao giờ ngờ rằng…


Tôi thật sự cầm s ú n g thật.


Và tôi không hề do dự bóp cò.


M á u văng tung tóe lên mặt tôi.


Nóng, tanh, và khiến người khác buồn nôn.


Trong nháy mắt, im lặng chec chóc bao trùm.


Rồi tiếng rên rỉ gào khóc vang lên như lợn bị chọc tiết, van xin thảm thiết.


Tất cả đều bị ghi hình và livestream không che mặt.


Livestream phát nổ.


“Cái đệt, thật sự… bắn thật hả???”


“Không giống đang diễn tí nào, máo me tung tóe!!”


“Con nhỏ đó nhìn sợ vãi! Cái biểu cảm đó không thể nào là đóng giả!”


“Đây là Mỹ đấy tụi bây! Tự tiện xông vào nhà người ta còn đóng giả cướp, muốn chec à?”


“Livestream này chắc bị ban luôn rồi, mau record lại! Cảnh hiếm có ngàn năm!”


Cả phòng chat chết sững.


Tưởng coi show prank, ai dè coi luôn vụ án mạng trực tiếp.


Những người vừa thoát ra vì khó chịu lại quay lại coi tiếp, view tiếp tục phá kỷ lục.


Tôi thuần thục rút băng đạn, nạp lại, bóp cò chuẩn xác, xoay nòng súng nhắm về phía lũ còn lại.


Giây phút đó, mấy tên còn sống sụp đổ hoàn toàn.


“Đừng… đừng bắn! Chúng tôi không phải cướp thật, chỉ là… hiểu lầm thôi!”


Cả đám chỉ vào Tưởng Nhu đang trùm đầu phía sau:


“Là… là con nhỏ kia bày ra hết! Nó kêu bọn tôi đến đóng giả dọa chị thôi! Súng với dao đều là đồ giả hết! Là hiểu lầm mà, chị ơi!”


Mấy tên lập tức quỳ sụp, run rẩy giơ tay đầu hàng.


Người xem livestream thì như bị đấm vào não.


Liên tục bình luận đoán tôi có “xử hết” không.


“ Chị ơi, chị có thể hạ súng xuống được không?”


“Bình tĩnh đi! Đã biết là hiểu lầm rồi, thôi bỏ qua đi mà…”


Chúng cố giải thích, cố gắng nói cho rõ.


Nhưng tất cả những gì nhận được, là khẩu súng lạnh lẽo vẫn đang nhắm thẳng.


Lúc này, tôi xoay súng nhắm về phía đứa vừa bị chỉ mặt — Tưởng Nhu.


Tôi giả vờ như không biết đó là ai.


Thực ra là con bé em họ thân yêu của tôi đấy.


Nó sợ đến mức gần như tè ra quần.


Lắp bắp cầu xin:


“Chị… là em đây, em là em họ của chị!


“Em sai rồi, em thật sự sai rồi, sau này em không dám chơi khăm ai nữa, không livestream nữa đâu!


“Chị muốn phạt gì cũng được, mắng gì cũng được, chỉ cần cho em xin lỗi bà trước mặt…”


Đến lúc tính mạng bị đe dọa thật sự, nó mới nhớ đến hai chữ “gia đình”.


Nhưng xin lỗi nhé, Tưởng Nhu.


Mày không xứng.


Gia đình, trong mắt mày chẳng qua là công cụ câu view.


Khi mày prank người khác, có bao giờ nghĩ đến cảm xúc và danh dự của họ?


Khi nó còn chưa kịp gỡ mũ trùm đầu, tôi đã bóp cò lần nữa.

 

 

8.


Máo phun thẳng ra trước mặt tôi.


Cơ thể nó bị đạn shotgun thổi bay.


Xương và nội tạng vỡ nát, rơi xuống như bùn.


Cả căn nhà ngập trong mùi máu tanh nồng đến buồn nôn.


Tôi hài lòng vuốt nòng súng vẫn còn nóng.


Trên sàn là chi chít mảnh thịt, nội tạng, máu chảy lênh láng, gần như nhấn chìm cả nền gạch.


Tôi không buồn dọn dẹp, chỉ rút điện thoại gọi cảnh sát.


“Xin chào, tôi cần hỗ trợ hiện trường có kẻ xâm nhập vũ trang. Tôi đã b ắ n hạ 8 người, còn 1 tên quay phim bỏ trốn về phía khu phố đối diện.”


Không phải tôi xin hỗ trợ thật, chỉ cần họ tới thu xác và làm giấy tờ là đủ.


“Chị bắn nặng tay quá rồi…”


“Đã quá, đám đó đáng bị xử như vậy!”


“Nhưng mà… dù gì cũng là giết người, tụi kia chỉ định chơi khăm, sau đó còn xin lỗi mà…”


“Muốn bình yên thì đi tu, đừng đi làm streamer. Xông vào nhà người khác đóng vai cướp còn đòi an toàn?”


“Đừng giả vờ đạo đức, thử để nhà mày bị xông vào cướp súng xem có bắn không!”


Cảnh tượng không chỉ khiến người xem choáng, mà còn khiến giá trị đạo đức bị đảo lộn.


Tôi lên đạn lại, cầm súng sát người, men theo tường kiểm tra tình hình.


Trên sàn có 8 xác chec, nhưng rõ ràng lúc nãy có 9 người.


Tôi tiếp tục kiểm tra, cuối cùng thấy một gã đang cắm đầu bỏ chạy ở cuối khu phố.


Không mũ, không súng – chắc là cameraman.


Chạy cũng nhanh đấy.


Tôi thở phào.


Sau khi rà soát xong, tôi thu súng lại, vào phòng trấn an bà.


Cuối cùng, tôi rút điện thoại, chụp hiện trường bắn chết 8 tên cướp trong nhà, đăng lên Twitter kèm dòng caption:


“Vừa giải quyết xong một đám cướp.”


Trong phần bình luận, tôi “giải thích” thêm:


“Giờ tụi cướp có kiểu mới à? Đi cướp còn đem theo quay phim. Bắn chec 8 đứa, để lọt thằng quay phim. Tiếc ghê.”


Tài khoản Twitter với vài chục follower của tôi lập tức bùng nổ.


Lượt like, comment, retweet tăng chóng mặt, vượt 100k chỉ trong vài giờ.


Dưới phần bình luận, cư dân mạng nhao nhao chế meme:


“Gái xinh mà cầm shotgun, đáng sợ thật sự!”


“Đúng là càng đẹp càng độc. Gặp chị này đừng lộn xộn.”


“Chị ơi cưới em đi, nhưng cãi nhau chị đừng bắn em nha…”


“Chơi với chị nhớ mang áo chống đạn!”


“Double kill chỉ bằng 2 phát súng, đúng chất Desert Butcher (Đao phủ sa mạc)!”


“Bán yêu tinh cũng phải gọi chị là tổ tông!”


Cũng có người xem lại livestream, phân tích lại cảnh bắn, kỹ thuật cầm súng, cách xử lý của tôi theo góc nhìn chuyên nghiệp.


Chắc Tưởng Nhu không ngờ…


Chương trình prank của nó lại giúp tôi nổi tiếng khắp mạng xã hội.


Nhưng thật ra tôi chẳng quan tâm.


Thứ tôi muốn, là để công ty tổ chức màn “chơi khăm” này phải biết…


Prank người khác, hậu quả không phải ai cũng chịu nổi.


Chỉ vài phút sau, đoạn livestream đã leo top tìm kiếm toàn quốc.


Gần như ai cũng biết.


Điện thoại tôi liên tục đổ chuông.


Tôi chỉ nhận một cuộc – từ cô và chú tôi, ba mẹ của Tưởng Nhu.


Vừa bấm máy, tai tôi suýt nổ tung.


“Con khốn, Tưởng Nhu nó là em họ ruột của mày đó!”


“Dù gì thì mày cũng nên nghĩ đến mặt mũi nhà này! Mày nhẫn tâm đến vậy sao? Mày còn là người không?”


“Chỉ là đùa chút thôi, mày liền rút s ú n g b ắ n chec nó! Giờ thì mấy đứa thân thích nhà này cũng chec cả rồi vì mày!”


Tiếng chửi rủa điên cuồng xen lẫn tiếng khóc.


Tôi chỉ lạnh lùng cười.


Lúc trước con bé gây chuyện, mấy người từng lên tiếng ngăn nó lấy một câu chưa?


Không hề. Mấy người mặc kệ, còn lấy đó làm tự hào: “cháu gái tôi là hot streamer, hàng chục triệu view, kiếm được nhiều lắm.”


Giờ thì sao?


Tôi không hối hận.


Nếu quay lại lần nữa, tôi vẫn sẽ bóp cò.


Vì nếu không làm thế, sớm muộn gì bà cũng sẽ bị mấy người hại chết.


“Ơ hay, cô chú, rõ ràng đó là một đám cướp mà? Em họ em họ gì cơ chứ, cháu không nhận ra luôn á~”


Tôi cười nhạt, giở giọng châm chọc.


“Tới lúc lột mũ trùm, cháu mới giật mình nhận ra: ôi trời, thì ra là em họ.”


“Xin lỗi nha cô chú, lúc đó cháu lo lắng quá, thấy nó dí súng, cháu bóp cò mất tiêu.


“Dù sao… chắc cũng tính là chính đáng phòng vệ nhỉ?”


Sau một tràng mỉa mai, đầu dây bên kia gào điên cuồng:


“Mày độc ác đến mức này à? Mày đáng chec!”


“Dù tao có phải bán sạch gia sản, tao cũng sẽ kiện mày đến chec!”

 


9.


Chuyện chưa dừng lại ở đó.

Hoặc có thể nói, sự việc này đã tiếp tục lan rộng.


Cư dân mạng từ khắp nơi bắt đầu lên tiếng phản đối cái gọi là "trò đùa ác ý".

 

Ai nấy đều thi nhau kể lại những trải nghiệm bị chơi khăm một cách tàn nhẫn:

 

 "Hôm trước nửa đêm tôi đi vệ sinh, bạn cùng phòng nấp ở góc cầu thang rồi bất ngờ nhào ra dọa, làm tôi ngã lăn từ trên xuống, đến giờ chân vẫn còn tập tễnh."

 

 "Ngày cưới của tôi, có người cố ý đến trước mặt vợ tôi để hỏi về mấy cô bạn gái cũ. Thật là ghê tởm."

 

 "Tôi chỉ là một người bình thường, vậy mà bị dồn vào những cái bẫy không báo trước. Trả lời thế nào cũng thành trò cười."


 "Những câu hỏi kiểu đó thật sự đáng ghét!"


Làn sóng phẫn nộ kéo dài suốt mấy tuần, chủ đề bàn luận dần biến thành phong trào phản đối các câu hỏi xâm phạm đời tư.


Ví dụ như:

"Đã từng yêu ai chưa?"


 "Bao giờ lấy chồng?"


 "Có bao nhiêu tiền tiết kiệm?"


 "Dự tính mua nhà, mua xe chưa?"

 

 "Cuối kỳ thi được bao nhiêu điểm?"...


Có lẽ vì mới qua Tết, tinh thần của cư dân mạng vẫn còn sục sôi nên phản ứng càng mãnh liệt hơn.

 

Họ đều tỏ ra cực kỳ ghét kiểu "vạch trần khuyết điểm" được ngụy trang dưới dạng hỏi han thân mật đó.


Còn việc làn sóng này có thật sự mang lại thay đổi hay không, tôi cũng không biết.

 

Nhưng chỉ cần ngày càng có nhiều người nhận thức được rằng “đặt câu hỏi cũng cần có giới hạn”, vậy là đủ rồi.


Còn về cô em họ kia…

 

Nó vẫn nằm bất động trên giường bệnh trong bệnh viện, hoàn toàn không có dấu hiệu tỉnh lại.

 

Mỗi tháng vẫn phải chi trả khoản viện phí cực kỳ đắt đỏ.

Còn vợ chồng dì cả thì thay phiên nhau chăm sóc.


Đây không phải gia đình giàu có gì, không thuê nổi hộ lý, tiền bạc cũng không dư dả.

Họ cố gắng chống đỡ thêm được mấy năm nữa.


Trong những buổi tụ họp họ hàng, từ xa đã nghe thấy những lời than phiền:


 "Phải trông chừng 24/24."


 "Ngày nào cũng phải lau người cho nó."


 "Nó đi vệ sinh cũng phải dọn sạch sẽ."


"Phải trở mình, thay thuốc... thời gian dài vậy ai mà chịu nổi?"


Sự mệt mỏi đã hiện rõ trên gương mặt mọi người.

Không biết một ngày nào đó có ai đó sẽ tự tay rút ống thở của cô ấy không.


Tội nghiệp sao?

Đáng đời thôi!


Lúc bà nội bị nó chơi khăm đến suýt đứng tim, sao không thấy ai dám lên tiếng?


Giờ thì, hãy tự mình nuốt lấy quả đắng do mình gieo trồng đi.

 


Hết 

 

Chương trước
Loading...