"Cảm ơn bạn đã đọc truyện tại Tân Mộng. Nếu thấy hay, bạn có thể ủng hộ editor bằng cách click vào link Shopee dưới đây. Việc ủng hộ là hoàn toàn tự nguyện. Xin cảm ơn!"
Ranh Giới Thiện Ác
Chương 4
10
Trong ánh hoàng hôn, bà cụ quay sang nháy mắt với tôi:
"Bà bảy mươi rồi, lại còn bệnh tim, cao huyết áp, hiểu chưa?"
Giữa tình huống căng thẳng vậy mà tôi suýt bật cười.
Tên 901 giãy giụa, hét toáng:
"Hôm nay cho dù mấy người đánh chết tôi, tôi cũng phải nói! Con này sống với hai thằng đàn ông, không làm gái thì là gì!? Không thì sao tụi bây bảo vệ nó dữ vậy!?"
Bà cụ lại tát! tát! tát!
Liên hoàn mấy cái bạt tai:
"Mày dám vu khống con gái tao như vậy, hôm nay bà già này đánh chết mày cũng chẳng ai nói gì đâu! Con trai tao đưa con gái tao đi làm thì sao? Tao hỏi mày sao nào? Nếu không phải tại mày cứ cởi quần đứng trước cửa nhà nó mỗi ngày, thì nó đâu có đến mức đi làm cũng phải nơm nớp lo sợ?”
"Nói tụi tao đánh người? Mày nửa đêm đánh con gái tao một trận, mày không nói tới à? Hả? Tưởng con tao hiền là cả nhà tụi tao đều dễ bị bắt nạt hả?"
Bà vừa đánh vừa mắng, từng câu chữ rõ ràng rành mạch, không vấp không ngập.
Đám đông hóng chuyện nghe là hiểu liền:
Người bị đánh chính là thằng bịa chuyện.
Đây là người một nhà còn có bà cụ ở chung, chắc chắn không có chuyện "làm gái" gì cả.
Tên 901 này suốt ngày trần truồng trước mặt cô gái nhà người ta, nên mới có người đưa đón bảo vệ.
Thấy người dân hiểu ra, bà cụ cũng dừng tay.
Bà chỉnh lại tóc, bày ra phong thái “chủ nhiệm khu phố”, kể khổ với đám đông:
"Con gái tôi tính tình nhút nhát. Tên hàng xóm này mới dọn tới là để đủ thứ đồ trong hành lang. Cái kệ giày kê sát cửa nhà tôi luôn! Con tôi chỉ nhắc nhẹ dời ra tí, vậy mà hắn chửi thậm tệ, bẩn thỉu kinh khủng. Làm vậy chỉ vì thấy con tôi sống một mình, dễ bắt nạt thôi! Sau khi tôi với hai đứa con trai dọn đến, bọn tôi còn thấy hắn cởi quần ngay trước mặt con gái tôi! Tôi nói thật, nếu hắn dám làm vậy với con tôi thêm lần nữa, tôi già này cầm dao cắt phăng của quý hắn cũng không oan! Mọi người nói xem, có đúng không?"
Bà cụ nói trơn tru như phát biểu mít-ting.
Vài bà chuẩn bị đi nhảy quảng trường còn phụ họa:
"Trời ơi, cái đồ khốn nạn, đáng bị đánh!"
"Nếu nó dám làm vậy với cháu gái tôi, tôi cũng đánh cho nó không ngóc đầu lên được!"
Tên 901 bị anh cả đè đầu vào bàn đá, mặt đỏ như gấc, vùng vẫy liên tục.
Hắn gào lên:
"Bà già chó ch ết! Bà bịa chuyện giỏi ghê! Cả bà với con gái bà đều một lò, chắc hồi trẻ cũng…"
Chưa kịp dứt lời thì lại ăn thêm một bạt tai của bà:
"Mày tưởng mạng mày dài chắc? Dám mở mồm bậy bạ trước mặt bà hả! Tưởng mày ngầu lắm hả? Bà tống hết mấy lời rác rưởi của mày vô mặt luôn!"
Lần này, anh cả phải kéo tay bà cụ lại, sợ bà đánh nữa.
901 run lẩy bẩy, bò ra góc, rút điện thoại:
"Con mụ già này điên rồi! Tao báo công an!"
Từ ngoài khu dân cư, chợt vang lên tiếng còi hú.
Mặt tên 901 sáng bừng tưởng cảnh sát đến cứu hắn.
Em út mặt lạnh đút điện thoại vào túi, bình thản nói:
"Xin lỗi, họ đến để bắt mày đấy."
11
"Căn cứ theo Điều 246 của 'Bộ luật Hình sự Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa', người nào công khai làm nhục người khác bằng bạo lực hoặc thủ đoạn khác, hoặc bịa đặt sự thật nhằm vu khống người khác, nếu tình tiết nghiêm trọng thì bị phạt tù dưới ba năm, bị giam giữ, quản chế hoặc tước quyền chính trị.
"Vậy, thế nào là 'tình tiết nghiêm trọng'?”
"Theo 'Giải thích của Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao về một số vấn đề áp dụng pháp luật trong việc xử lý các vụ án hình sự sử dụng mạng thông tin để phỉ báng người khác', thì nếu một thông tin vu khống được nhấp vào hoặc xem quá 5000 lần, hoặc bị chia sẻ lại quá 500 lần, thì được xác định là tình tiết nghiêm trọng."
Và đoạn video mà 901 dùng để vu khống tôi, đã có hơn 30.000 lượt xem — là một tình tiết nghiêm trọng rõ ràng.
Khi điều khoản pháp luật được đọc lên, 901 ngồi bệt xuống ghế, hoàn toàn suy sụp.
Hắn kích động bám lấy góc bàn, nói: "Tôi không thể vào tù được, con trai tôi còn phải thi công chức, tôi không thể có án tích!"
Tôi chỉ lạnh lùng cười: "Lúc anh bắt nạt tôi, sao không nghĩ đến con anh?"
901 thấy vậy, lập tức quỳ rạp xuống chân tôi, dập đầu liên tục.
"Cô giáo Trần, cô Trần, tôi thật sự sai rồi. Tôi bị ma ám, đầu óc có vấn đề, tôi đúng là một thằng ngu, xin cô đừng chấp tôi. Làm ơn…"
Tôi lùi lại một bước, không nói gì thêm.
Chỉ bình tĩnh hỏi cảnh sát: Liệu tôi có thể yêu cầu người này quay một video xin lỗi, công khai thừa nhận sai lầm để trả lại sự trong sạch cho tôi không?
Yêu cầu như vậy, đương nhiên cảnh sát sẽ chấp nhận.
Vì vậy, sự kiện "Cô giáo Trần của trường cấp ba Chấn Hưng cắm sừng tôi" mà mọi người xôn xao buổi sáng, chỉ sau bốn tiếng đã hoàn toàn lật ngược tình thế.
Chủ tài khoản đã xóa video bịa đặt buổi sáng, thay vào đó đăng một video mới.
Nền video là bức tường sơn trắng-xanh đặc trưng của đồn công an.
Lần này, hắn ta không còn giấu mặt nữa.
Kẻ tự xưng là bạn trai cô giáo Trần — hóa ra là một gã đàn ông trung niên đầu hói, tai to, không ai buồn để mắt.
Hắn ta khóc lóc xin lỗi trước ống kính:
"Xin chào mọi người, tôi là Lưu Toàn Thắng. Sáng nay, tôi đã đăng một đoạn video vu khống, bịa đặt thông tin về cô Trần — giáo viên trường cấp ba Chấn Hưng. Mọi nội dung trong video đều là tôi bịa ra, mong mọi người biết rõ điều này.”
"Trong vài tháng qua, tôi và cô Trần là hàng xóm. Thấy cô ấy sống một mình, tôi thường xuyên bắt nạt cô ấy. Sau khi cô ấy có người ở ghép, tôi không làm gì được nữa nên bắt đầu dựng chuyện vu khống.”
"Tôi xin chân thành xin lỗi cô Trần và tất cả cư dân mạng. Xin mọi người lấy tôi làm gương, đừng bắt nạt người khác, càng không nên bịa đặt tin đồn thất thiệt."
Tôi bình thản mua vài gói quảng cáo để đẩy video lên.
Vài đồng nghiệp thân thiết cũng lặng lẽ chuyển tiếp video vào các nhóm phụ huynh.
Rất nhanh, video này đã leo lên top tìm kiếm địa phương.
Trong phần bình luận, học sinh của tôi — vừa cầm được điện thoại vào cuối tuần — đã "tấn công" Lưu Toàn Thắng một cách dữ dội:
【Ừ thì, để tụi tôi bắt nạt con anh một lần, xem anh thấy sao nhé.】
【Đây chính là pha 'lật kèo' nhanh nhất lịch sử.】
【Mẹ mình kêu lại đây nghe tiết học đạo đức pháp luật.】
【Xin chào mọi người, tôi là Lưu Toàn Thắng, một kẻ hèn hạ và vô liêm sỉ.】
Kẻ chơi đùa với dư luận, cuối cùng sẽ bị dư luận nuốt chửng.
Lưu Toàn Thắng bị tạm giữ.
Việc xét xử hắn sẽ diễn ra vài tháng sau.
Nhưng có thể thấy trước, hắn và gia đình sẽ phải trả giá cho hành vi của mình.
12
Khi bước ra khỏi đồn công an, trời trong gió mát.
Mùa hè dịu dàng, bên đường có người rao bán dưa hấu.
Tôi mua một quả lớn, bổ ra — ruột đỏ rực, không một hạt đen — là loại dưa báo đáp ơn nghĩa.
Anh đại hình xăm và cậu em u ám xách dưa đi trước, tôi và bà cụ đi sau.
Cuộc sống dường như là thế.
Dù có chuyện tồi tệ đến đâu, chỉ cần còn dưa ngọt để ăn, còn người bên cạnh để cười nói…
Mọi chuyện cũng không đến mức tệ lắm.
Sau chuyện đó, tôi quay lại trường.
Hiệu trưởng đích thân gọi điện mời tôi về.
Bà nói tiết giảng dạy công khai tuần tới vẫn giao cho tôi, quyết định của phó hiệu trưởng quá vội vàng, khiến tôi bị ủy khuất.
Tôi chỉ cười cười, không nói gì.
Thứ hai, giảng đường chật kín người.
Tôi trình chiếu xong slide cuối cùng.
Đến phần hỏi đáp, một học sinh hỏi tôi:
"Thưa cô, thế nào mới là cái ác thật sự?"
Chỉ trong chớp mắt, hàng loạt ánh mắt lanh lợi nhìn về phía tôi.
Tôi biết, các em không chỉ muốn nghe câu trả lời từ sách giáo khoa.
Tôi suy nghĩ giây lát, đặt sách xuống, viết lên bảng hai chữ lớn: Thiện — Ác
"Thế nào là ác? Là làm tổn thương người khác, đúng không?”
"Vậy nếu làm tổn thương người khác để bảo vệ bản thân thì có phải là ác? Vì người thân mà làm hại người khác thì sao?”
"Thiện và ác, đôi khi chỉ khác nhau ở động cơ và hành vi. Nếu động cơ là thiện, nhưng hành vi là ác — thì đó rốt cuộc là thiện hay là ác?”
"Trước đây tôi cũng hay dán nhãn người khác. Người phạm tội chắc chắn là ác, người đánh cha mẹ chắc chắn là ác, người vô gia cư chắc chắn là kẻ xấu.”
"Nhưng nếu gỡ bỏ những nhãn dán đó thì sao? Có người vì bảo vệ mẹ khỏi bị làm nhục mà phạm tội — với kẻ xấu là ác, nhưng với mẹ thì là thiện. Có người bị áp bức nhiều năm, cuối cùng phản kháng — với kẻ ác là ác, nhưng với bản thân là thiện.”
"Nếu chúng ta nhìn người khác với một góc nhìn đa chiều, sẽ thấy — ác không tuyệt đối, thiện cũng vậy. Tất cả thay đổi chỉ trong một niệm."
Gió lướt nhẹ qua.
Cửa sau giảng đường có người bước vào.
Một bà cụ uốn tóc, xăm lông mày, nhìn qua đã thấy rất giỏi cãi nhau.
Một anh đại xăm hình hổ sau lưng, mùa hè cởi trần khiến trẻ con khóc thét.
Một cậu em u ám đội mũ bóng chày, mặc áo dài tay giữa trời nóng, luôn thì thầm một mình.
Vài tháng trước, tôi gặp phải một người hàng xóm tồi tệ.
Tôi nghĩ phải lấy ác trị ác.
Nhưng không ngờ, tôi lại bước vào thế giới nội tâm của ba người “xấu” ấy.
Bà cụ nóng tính thì thích nấu chè, nấu đậu xanh, cắt dưa hấu — suốt ngày chăm sóc tôi.
Cậu em u ám lại rất yêu mèo hoang, đi làm kiếm tiền để triệt sản cho chúng.
Anh đại xăm hình thì thích trồng hoa, cùng cụ già trong khu chia sẻ kinh nghiệm chăm cây, trên đường đi giao đồ ăn còn cứu người bị tai nạn.
Thế giới này dường như là vậy.
Mỗi người đều mang vô số nhãn dán.
Ta dán nhãn cho người khác, và cũng bị dán nhãn.
Nhưng nếu chịu khó gỡ những nhãn dán đó ra, dùng chính đôi mắt mình để nhìn...
Sẽ thấy — thế giới không giống như ta tưởng.
Kết thúc buổi học, tôi mỉm cười:
"Cô chưa kể cho các em biết, hồi nhỏ, cô từng bị coi là đứa trẻ xấu."
Cha tôi nghiện rượu, ngày nào cũng bạo hành mẹ.
Một ngày nọ, ông cầm bình hoa đập vào đầu mẹ tôi.
Máu chảy đầy sàn, tôi tưởng mẹ ch ết rồi.
Khi ông ta giơ tay lên lần nữa, tôi cầm mảnh sành đâm xuyên mắt ông.
Trên đường tới bệnh viện, ông gặp tai nạn và ch ết tại chỗ.
Tôi nghĩ mình đã bảo vệ mẹ, nhưng khi mẹ tỉnh lại, bà hét lên kinh hãi.
Bà nói với hàng xóm là tôi gi ết chồng bà.
Bà nói tôi là sao chổi, rồi bỏ đi, chẳng ai trách bà.
Người ta trách tôi — một đứa trẻ xấu, một kẻ mang họa.
Tôi lớn lên trong cô đơn và mặc cảm, cho đến khi gặp ba "người xấu" giống mình.
Họ không nói đạo lý, chỉ khiến tôi ngộ ra —
Nếu cái “xấu” của họ không thực sự xấu, thì cái “xấu” của tôi, cũng không cần ngày ngày dằn vặt nữa.
Bên dưới im phăng phắc.
Lũ trẻ tròn mắt nhìn tôi.
Có đứa cảm thông, có đứa đang chìm trong suy nghĩ.
Tôi kết luận: "Người lớn hay tô vẽ bản thân, còn trẻ con thì tin là thật. Nếu em nào thấy mông lung, cứ đến tìm cô. Ở đây, cô không đánh giá đạo đức, cô chỉ quan tâm em có bị tổn thương hay không."
Chuông tan học vang lên.
Hiệu trưởng dẫn đầu, vỗ tay tán thưởng.
Gửi xong tin nhắn, tôi tiếp tục làm việc. Vài tiếng sau, mới nhớ mở nhóm cư dân xem.
“Thật…”
Tôi thu dọn phấn, thu giáo án, đeo ba lô bước ra.
Ngoài hành lang là sân trường, bọn trẻ đang nô đùa, chơi bóng rổ, rộn ràng náo nhiệt.
Và đang bước về phía tôi — là bà cụ uốn tóc, anh đại xăm hình và cậu em u ám.
Bà cụ khoác tay tôi, hỏi nhẹ như không: "Tối muốn ăn gì?"
Anh đại thì cầm giúp túi máy tính nặng trĩu, bình thản bước đi.
Cậu em thì vẫn như thường, lơ ngơ, nhưng khi học sinh cười với cậu, cậu ngượng ngùng cười đáp lại.
Gió nhẹ thoảng qua, mây tụ rồi tan.
Tôi từng mất đi hai người thân yêu nhất đời, từng bị tổn thương nặng nề khi sống một mình.
Nhưng có vẻ, ông trời đã bù lại cho tôi những người thân ấy, bằng một cách kỳ lạ khác.
Ông trời à, dù sao đi nữa, tôi cũng thật lòng cảm ơn ông.
Thật đấy.
(Hết)