Gió Mùa Đông
Chương 1
1
Ba ngày sau khi sinh con, chồng tôi là Hứa Hoa lại giống như kiếp trước, vì muốn đi săn gà rừng nấu canh tẩm bổ cho tôi mà rơi xuống vách núi, mất x á c.
Tin dữ truyền về, mẹ chồng tôi – Triệu Kim Hoa – gào khóc thảm thiết ở sân ngoài nhà.
Vừa khóc thương đứa con trai lớn, vừa mắng tôi là sao chổi, khắc chéc con trai bà ta.
Triệu Kim Hoa vẫn như kiếp trước, đem cái chéc của Hứa Hoa đổ hết lên đầu tôi.
Bà ta cho rằng nếu không phải vì tôi thèm ăn thịt, thì Hứa Hoa đã chẳng lên núi săn gà rừng, mà không lên núi thì đã không xảy ra chuyện.
Tôi nợ nhà họ Hứa một m ạ n g người, cả đời làm trâu làm ngựa cũng không trả nổi.
Tôi không còn như kiếp trước mà đau đớn tuyệt vọng, chỉ lặng lẽ ngồi trên giường lắng nghe tiếng gào khóc ngoài sân của Triệu Kim Hoa.
Sống hai kiếp làm người, tôi quá hiểu rõ con người của bà mẹ chồng này.
Bà ta ầm ĩ chẳng qua là sợ tôi bỏ con lại rồi bỏ đi.
Bà ta muốn dùng đạo nghĩa để trói chặt tôi, bắt tôi nuôi con, cả đời làm trâu ngựa cho nhà họ Hứa mà không được oán thán nửa lời.
Kiếp trước tôi ngu ngốc, bị những lời nhồi sọ lặp đi lặp lại của Triệu Kim Hoa khiến tôi tin rằng mình chính là hu/ng th/ủ hại chéc Hứa Hoa.
Tôi cam chịu ở lại nhà họ Hứa, nuôi con, chăm sóc bà ta như để chuộc tội.
Một người phụ nữ nuôi nấng một đứa trẻ còn đỏ hỏn khó khăn đến mức nào, không ai tưởng tượng nổi.
Tôi là người có chí, trời chưa sáng đã dậy cắt cỏ, gánh nước.
Trời tối rồi vẫn còn phải nhổ cỏ bón phân ngoài đồng, hai mươi bốn tiếng mỗi ngày, tôi bận rộn như một cái chong chóng.
Tôi không dám để mình dừng lại, cứ như vậy năm này qua năm khác, cần cù làm lụng.
May mà khổ cực cũng có hồi báo. Con trai tôi – Đại Sơn – dưới sự giáo dục nghiêm khắc của tôi cũng ra dáng người có chí.
Nó thi đỗ vào trường cấp ba thành phố, cuối cùng còn đậu vào một trường 985 danh giá.
Khi nghe tin Đại Sơn thi đỗ 985, tôi mừng rơi nước mắt, ngỡ rằng khổ tận cam lai.
Ai ngờ, tại bữa tiệc mừng, người chồng đã chéc mười tám năm – Hứa Hoa – lại xuất hiện.
Cùng xuất hiện còn có Bạch Nguyệt Quang của anh ta – Lương Thu Nguyệt.
Trước mặt tất cả khách khứa tới chúc mừng, họ nói Đại Sơn là con của họ.
Tôi kinh ngạc đến tột cùng, đứa con tôi cực khổ nuôi lớn – Đại Sơn – lại gọi Hứa Hoa và Lương Thu Nguyệt là cha mẹ ngay trước mặt tôi.
Họ còn đưa ra một tờ giấy xét nghiệm quan hệ huyết thống, chứng minh tôi và Đại Sơn không hề có liên quan máu mủ.
Tôi vừa giận vừa sốc, truy hỏi con ruột mà tôi sinh ra hiện đang ở đâu.
Hứa Hoa hờ hững đáp một câu:
"Chéc rồi, ban đầu tôi định đặt nó bên vệ đường, chờ người nhặt về nuôi, ai ngờ cái mạng nhỏ đó yếu quá, chưa đợi được ai tới nhặt thì đã chéc cóng rồi."
Nhìn vẻ mặt vô tình của Hứa Hoa, nghe giọng điệu lạnh lẽo khi báo tin con tôi chéc.
Tôi đau đớn như vạn tiễn xuyên tâm, phun ra một ngụm máu, ngã gục xuống đất.
Tôi không ngờ mình lại được sống lại. Đã vậy, ông trời cho tôi cơ hội, tôi tuyệt đối sẽ không giẫm lên vết xe đổ của kiếp trước.
2
Ngoài sân, Triệu Kim Hoa vẫn đang gào khóc xé ruột xé gan.
Tôi mặc kệ bà ta, ôm con bịt tai lại rồi yên tâm ngủ một giấc.
Thấy tôi không giống như kiếp trước gào khóc xin lỗi, nhận hết trách nhiệm cái chéc của Hứa Hoa về mình, Triệu Kim Hoa sau hơn mười tiếng gào khóc cũng phải dừng màn diễn lại.
Người chéc rồi thì phải an táng.
Kiếp trước tôi vì quá day dứt trước cái chéc của Hứa Hoa nên tự tay lo liệu mọi thứ.
Dù không có thi thể, nhưng lễ tang Hứa Hoa vẫn được tổ chức đầy đủ.
Tôi – người góa phụ – tự bỏ tiền mua mộ đất, còn mời pháp sư tới tụng kinh suốt ba ngày ba đêm.
Đến lúc chôn cất, tôi mặc đồ tang, vừa đi vừa quỳ, ba bước một lạy, đưa quần áo của Hứa Hoa đi an táng.
Vì chuyện đó, mười dặm tám làng ai cũng khen tôi là người vợ tốt.
Nhưng kiếp này tôi biết Hứa Hoa chỉ giả chéc, biết cả nhà họ đang tính kế với tôi.
Tôi không hề xuất hiện, lấy cớ cơ thể không khỏe, nằm im trên giường không dậy.
Tôi không ra mặt, không gánh trách nhiệm, lễ tang của Hứa Hoa trở nên cực kỳ đơn sơ.
Không mua mộ phần, không mời tụng kinh, Triệu Kim Hoa chỉ dùng vài bộ quần áo cũ của Hứa Hoa, chọn đại một nơi chôn cất qua loa cho xong chuyện.
Vì tôi không ra mặt khi Hứa Hoa chéc, cũng không làm bất cứ điều gì, dân làng bắt đầu đàm tiếu rằng tôi nh/ẫn tâ/m, độ/c á/c.
Nói tôi khắc chồng, chắc chắn sẽ không chịu nuôi đứa trẻ Hứa Hoa để lại, sẽ sớm tái giá.
Triệu Kim Hoa đương nhiên nghe không ít lời đồn kiểu đó, bà ta không còn nắm được tôi như kiếp trước, mà bắt đầu sợ.
Ngày hôm sau khi chôn Hứa Hoa, bà ta chủ động bước vào phòng tôi.
“Ngọc Lan à, Hoa nhi đi rồi, buồn cũng chẳng ích gì, người sống phải nhìn về phía trước.”
Tôi ôm con, im lặng không nói. Triệu Kim Hoa thấy tôi không phản ứng gì, liền chủ động đề nghị:
“Con một mình nuôi con không dễ. Ý mẹ là, Quân nhi nhà mình đến giờ vẫn chưa có đối tượng, hay là con và Quân nhi đến với nhau, để nó giúp đỡ mẹ con con.”
Lời này thực ra kiếp trước Triệu Kim Hoa cũng từng nói với tôi, nhưng chẳng phải bà ta thật lòng muốn em chồng giúp tôi, chỉ là nói cho có lệ.
Kiếp trước tôi không biết Hứa Hoa giả chéc, vì danh tiếng đức hạnh mà tôi từ chối.
Kiếp này, tôi vui vẻ đồng ý:
“Mẹ quyết sao thì con nghe vậy, con không có ý kiến.”
Thấy tôi sảng khoái đồng ý lấy Hứa Quân, nét mặt Triệu Kim Hoa khó coi như nuốt phải ruồi.
Nhưng lời đã nói ra như bát nước đổ đi, bà ta không thể thu lại.
Một tháng sau, tôi và người em chồng hơn tôi một tuổi – Hứa Quân – chính thức đăng ký kết hôn.
3
Mười tám năm thoáng chốc trôi qua, tôi nuôi dạy con trai Hạo Hạo còn tận tâm hơn cả kiếp trước.
Hạo Hạo rất ngoan ngoãn hiểu chuyện, chưa từng khiến tôi phải bận lòng. Thành tích học tập luôn xuất sắc, đối với tôi – người mẹ này – lại càng hiếu thuận hết mực.
Vì có kinh nghiệm ở kiếp trước, tôi đã lựa chọn một con đường khác hẳn.
Tôi không còn chỉ cặm cụi làm ruộng, dựa vào sức lao động và ông trời ban phát.
Tôi tận dụng ký ức kiếp trước, sớm xuống huyện thành bày quầy buôn bán nhỏ.
Kiếp trước, có lần tôi mang tiền lên trường đưa cho Đại Sơn thì vô tình nghe được từ một chủ quầy ăn vặt gần trường nói rằng, nhờ bán hàng ăn mà mỗi tháng anh ta thu về hơn trăm ngàn. Tôi nghe mà sững sờ.
Lần này, tôi quyết tâm đi trước đón đầu, mục tiêu là mỗi tháng kiếm trăm ngàn.
Vốn liếng chẳng có bao nhiêu, tôi bắt đầu từ một gánh hàng rong nhỏ.
Khi biết tôi định rời nhà lên huyện thành làm ăn buôn bán, không ở nhà hầu hạ nữa, mẹ chồng Triệu Kim Hoa cực kỳ không vui, tìm mọi cách cản trở tôi.
Bà ta vẫn muốn trói tôi lại giống kiếp trước, giữ tôi làm con trâu con ngựa ở quê để sai khiến.
Nhưng tôi tất nhiên không nghe. Thấy tôi kiên quyết ra đi, Triệu Kim Hoa lăn lộn ăn vạ.
“Cô đi rồi thì tôi phải làm sao? Đứa nhỏ phải làm sao đây?”
Tôi cười lạnh: “Hạo Hạo là con tôi, tất nhiên tôi sẽ mang theo. Còn bà, bà còn trẻ, chẳng lẽ không thể tự nuôi nổi mình?”
Thái độ tôi cứng rắn, Triệu Kim Hoa không cách nào ngăn nổi. Hơn nữa, Hứa Quân cũng đứng về phía tôi, kiên quyết ủng hộ.
Không làm gì được, Triệu Kim Hoa chỉ đành ngậm đắng nuốt cay.
Ngày tôi rời đi, bà ta vứt lại một câu độc địa:
“Ngô Ngọc Lan, hôm nay cô bước ra khỏi nhà thì đừng mong quay lại! Tôi sẽ không cho cô bước chân vào nhà họ Hứa nữa đâu!”
Bà ta nghĩ tôi sẽ thất bại, rồi sẽ quay lại cầu xin.
Nhưng tôi chưa từng nghĩ đến chuyện quay về. Dù có khổ sở thế nào, tôi cũng nhất định sẽ kiên trì bước tiếp. Tuyệt đối không trở lại quê làm trâu làm ngựa cho Triệu Kim Hoa.
Tôi mang theo toàn bộ tiền tiết kiệm của mình, cộng thêm số tiền Hứa Quân gửi, bắt đầu từ một gánh hàng rong nhỏ, từng bước mở rộng việc kinh doanh. Dần dần, tôi thuê được mặt bằng đầu tiên.
Từ một cửa hàng phát triển thành mười cửa hàng, cuối cùng thành thương hiệu chuỗi.
Vừa dồn sức cho việc làm ăn, tôi không hề lơ là việc giáo dục con trai.
Ngay từ lúc rời nhà, tôi đã mang theo Hạo Hạo. Dù mưa gió hay nắng cháy, tôi vẫn luôn để con bên cạnh.
Cuộc sống cứ thế tiếp diễn từ lúc Hạo Hạo ba tháng tuổi cho đến khi con bắt đầu đi học.
Lúc đi học, Hạo Hạo ở trường; nghỉ hè thì con ôm sách theo tôi đi bán hàng.
Hạo Hạo vừa hiểu chuyện lại rất thích học, thành tích luôn đứng top đầu.
Có công mài sắt, có ngày nên kim. Hạo Hạo thi đỗ trường trung học tốt nhất, còn việc kinh doanh của tôi cũng phát triển không ngừng.
Để đảm bảo con có thể vào đại học danh tiếng, tôi còn chi tiền mời giáo viên giỏi nhất dạy kèm cho con.
Ba năm cấp ba vất vả, cuối cùng Hạo Hạo không phụ kỳ vọng, trở thành thủ khoa toàn tỉnh với số điểm cao nhất.
Tin Hạo Hạo đỗ thủ khoa nhanh chóng lan truyền khắp nơi.
Hiệu trưởng và lãnh đạo phòng giáo dục đều đến tận nhà chúc mừng.
Chỉ trong thời gian ngắn, nhà tôi khách khứa nườm nượp, ra vào như trẩy hội.
Tôi cũng không giấu giếm, trở về quê mở tiệc linh đình ăn mừng cho con – tổng cộng 188 bàn.
Tôi mời cả thầy cô, bạn học, hiệu trưởng, lãnh đạo phòng giáo dục, ai cũng được mời.
Tin tức tôi tổ chức tiệc mừng lớn cho con trai thủ khoa nhanh chóng thu hút sự chú ý của truyền thông, nhiều phóng viên chủ động liên hệ, xin đến phỏng vấn.
Buổi tiệc của Hạo Hạo trở thành sự kiện lớn nổi tiếng gần xa.
Trong làng, vài ngày trước đã kéo băng rôn treo khắp đường làng ngõ xóm.
Trường cấp ba nơi Hạo Hạo theo học cũng nhân cơ hội quảng bá rầm rộ. Chuyện này lan truyền khắp nơi.
Ngày tổ chức tiệc, thời tiết đẹp hiếm có, nắng ấm trời xanh.
Khi mọi người đã an vị, MC mời tôi – người mẹ của thủ khoa – lên sân khấu chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con cái.
Ngay lúc ấy, hai vị khách không mời mà đến bất ngờ xuất hiện.
4
Hứa Hoa và Lương Thu Nguyệt lại giống hệt như kiếp trước, xuất hiện đúng lúc tại buổi tiệc mừng.
Dù cả hai nhìn già đi không ít so với mười tám năm trước,
nhưng người trong làng vẫn dễ dàng nhận ra họ.
Người đã “chết” mười tám năm bỗng sống lại xuất hiện, khiến mọi người kinh ngạc.
Đặc biệt là mẹ chồng tôi – Triệu Kim Hoa – vội vã lao tới, cuống cuồng hô lên:
“Hoa nhi! Là con sao? Con về rồi! Đứa con bất hiếu, cuối cùng con cũng về rồi! Mẹ lo chết đi được!”
“Má ơi, con vẫn sống ngon lành đây mà. Má lo gì chứ? Đừng khóc, hôm nay là ngày vui, không nên rơi lệ.” – Hứa Hoa cười tươi, đưa tay đỡ lấy Triệu Kim Hoa.
“Con trai tôi giờ là thủ khoa toàn tỉnh, làm cha như tôi tất nhiên phải đích thân về dự.”
Anh ta cố tình nói lớn để mọi người trong làng đều nghe rõ.
Nói xong câu đó, sắc mặt Triệu Kim Hoa thoáng trầm xuống.
Nhưng Hứa Hoa không nhận ra vẻ khó coi ấy, một tay đỡ mẹ, một tay kéo Lương Thu Nguyệt bước ra.
Nôn nóng hỏi: “Con trai đâu rồi? Con trai thủ khoa của tôi đâu rồi?”
Lúc đó, Hạo Hạo đang trò chuyện với lãnh đạo nhà trường và thầy cô, cũng nhìn thấy tình hình bên này.
Cậu đứng dậy đi tới, vừa thấy Hạo Hạo xuất hiện, Hứa Hoa và Lương Thu Nguyệt liền vội vàng chạy tới.
“Con trai! Ba đây!”
Lương Thu Nguyệt cũng nhào đến nắm lấy tay Hạo Hạo, nôn nóng tự giới thiệu:
“Mẹ đây! Mẹ ruột của con đây!”
Hạo Hạo lập tức hất tay hai người đó ra, bước nhanh đến trước mặt tôi:
“Mẹ, chuyện gì thế này? Hai người này bị điên à?”
Nghe con chửi họ bị điên, sắc mặt Hứa Hoa tối sầm:
“Con là con trai của ba, sao lại mắng ba như thế?”
Lương Thu Nguyệt cũng phụ họa:
“Đúng đấy, Hạo Hạo, ba mẹ ruột của con chính là bọn ta.”
“Vớ vẩn! Cha mẹ ruột của tôi là Hứa Quân và Ngô Ngọc Lan.” – Hạo Hạo phản bác.
“Mẹ, hai người điên này ở đâu ra vậy? Gọi người đến đuổi họ đi!”
Thấy Hạo Hạo hoàn toàn không có ý nhận người thân, Hứa Hoa và Lương Thu Nguyệt bắt đầu hoảng loạn.
“Hạo Hạo, con thật sự là con trai của chúng ta. Ngô Ngọc Lan chỉ là mẹ nuôi của con thôi, tin chúng ta được không?”
“Không! Tôi không quen biết hai người. Cút ngay! Không thì tôi báo công an đấy!”
Hạo Hạo giận dữ quát lên, ánh mắt khinh ghét đẩy lùi hai người đang nằng nặc nhận con.
Tôi khoanh tay đứng nhìn, không nói lời nào.
Thấy Hạo Hạo kiên quyết không nhận, dân làng xung quanh bắt đầu nhìn họ bằng ánh mắt như nhìn kẻ ngốc.
Hứa Hoa và Lương Thu Nguyệt vừa tức vừa xấu hổ, cuối cùng Hứa Hoa xé bỏ lớp ngụy trang:
“Con là con trai ruột của chúng ta – của tôi và Lương Thu Nguyệt!”
“Không thể nào!” – Hạo Hạo không muốn tin, quay sang nhìn tôi:
“Mẹ, có đúng như họ nói không? Mẹ nói gì đi chứ?”
Tôi đưa tay xoa đầu Hạo Hạo, dứt khoát đáp:
“Họ nói dối đấy! Con là con của mẹ và ba con – chính xác không sai!”