"Cảm ơn bạn đã đọc truyện tại Tân Mộng. Nếu thấy hay, bạn có thể ủng hộ editor bằng cách click vào link Shopee dưới đây. Việc ủng hộ là hoàn toàn tự nguyện. Xin cảm ơn!"
Bình Minh Sau Đêm
Chương 5
12
Nhưng chuyện gì đến rồi cũng sẽ đến.
Hôm sau, vừa vào ca làm chưa được bao lâu, dì hai tôi đã xồng xộc xông vào xưởng, túm lấy cánh tay tôi.
Có lẽ vì sợ bị người ta hóng chuyện, bà ta cố gắng đè nén cơn giận:
“Theo tao ra ngoài!”
Tôi nhíu mày, hất tay bà ta ra:
“Tôi đang bận, có gì nói ở đây đi.”
Cuối cùng bà ta cũng nhịn không nổi nữa:
“Lộ Khả, mày còn nhỏ tuổi mà sao lòng dạ độc ác thế hả? Tiểu Như làm gì mày mà mày phải viết mấy cái thư đó?”
Tôi giả ngu: “Thư gì cơ?”
“Bạn học ai cũng biết cả, còn giả vờ với tao à!?”
Bà ta đột ngột quát lên, lập tức khiến mọi người xung quanh quay đầu lại nhìn.
“Bà nói bạn học à? Bọn họ đúng là biết đấy.” Tôi cười lạnh.
“Biết Khánh Như cấu kết người khác vu oan tôi ăn cắp, khiến tôi bị đuổi học, mất luôn cơ hội thi đại học, phải tới nhà máy này vặn ốc kiếm sống. Sao chuyện này bà không nhắc lấy một chữ?”
Thấy tôi dám công khai vạch mặt Tiểu Như trước đám đông, bà ta bắt đầu hoảng:
“Mày… Tao sẽ gọi bố mẹ mày đến kéo mày về nhà, cái đồ mất mặt!”
Nói rồi quay ngoắt đi, giày cao gót giẫm nền xi măng như muốn đục thủng mặt đất.
Bố mẹ tôi đến rất nhanh.
Lần trước mẹ bỏ đi một mình, không gọi bố tôi theo cùng.
Tôi từng ngỡ họ đột nhiên đổi tính.
Cho đến khi thấy bố chống nạng, chân bó bột, tôi mới hiểu ra — hóa ra là bị thương.
Đúng là ông trời có mắt.
Cuộc sống trong xưởng vốn tẻ nhạt, công nhân đều dừng tay, vươn cổ ra hóng chuyện.
Bố cố kìm giận:
“Mày xem mày làm ra chuyện gì kìa! Đừng làm nữa, về nhà ngay!”
Tôi không nói gì, mặt không cảm xúc.
Mẹ chen vào đúng lúc:
“ Bố a mày bị thương rồi, nhà chẳng còn ai chăm.”
Giờ thấy ép không được thì bắt đầu bắt cóc đạo đức à?
Tôi chỉ lạnh nhạt lặp lại ba chữ:
“Không thể nào.”
Mẹ kéo cánh tay bố đang nổi giận:
“Chẳng lẽ cả đời mày muốn ở mãi trong cái nhà máy này?”
“Cũng không hẳn.” Tôi mỉm cười, “Tôi sẽ làm việc của mình.”
“Cái gì?”
Tôi không trả lời, vẫn mỉm cười.
“Tao cứ tưởng mày biết kiếm tiền rồi thì còn chút hữu dụng, ai ngờ giờ còn mơ tưởng bỏ đi? Mày mà bước chân ra khỏi đây, tao coi như không có đứa con như mày!”
“Không phải từ lâu đã vậy rồi sao?”
“Mày…” Bố tôi cuối cùng cũng bùng nổ.
“Hôm nay mày không đi cũng phải đi, không đi tao trói mày lôi về!”
Ông chống nạng xông tới, giơ tay định đánh.
Tôi không né, chỉ vô thức nhắm mắt.
Nhưng cú đánh dự đoán mãi không rơi xuống.
Tôi mở mắt ra —
Trước mặt là một bóng người quen thuộc, không biết đã đứng chắn từ khi nào, một tay nắm chặt cổ tay ba tôi.
Chu Đạt mặc áo thun ngắn tay, để lộ hình xăm trên cánh tay, ngậm đ iếu t huốc, so với thường ngày càng thêm phóng đãng.
Giọng anh lười biếng, nhưng mang theo áp lực đáng sợ:
“Nhà máy này, không cho gây chuyện.”
Bố tôi hơi khựng lại, thu tay về:
“Tôi đến đón con gái về nhà.”
Chu Đạt liếc tôi một cái rồi lại nhìn ông:
“—Chậc… vậy thì phiền rồi.”
Bố tôi sững người.
“Cô ấy vừa ký hợp đồng chuyển chính thức hôm kia, bây giờ mà bắt về, tiền vi phạm hợp đồng… ông trả nổi chứ?”
Câu này quả thật có sức nặng.
Bố tôi hơi chững lại, nhưng vẫn cố nắm lấy tay tôi:
“Nó mới đến chưa được bao lâu, không thể nào có hợp đồng chuyển chính. Tôi đưa con gái về nhà, chẳng liên quan gì đến anh!”
Chu Đạt tiến lên một bước, chắn thẳng trước mặt tôi.
Anh rút điếu thuốc, chậm rãi lấy chân dập tắt đầu lọc.
“Ông cứ thử xem.” Anh buông giọng hờ hững, “Nếu ông dắt được cô ấy ra khỏi nhà máy nửa bước, tôi không phải họ Chu.”
Khí thế ấy quả thật khiến bọn họ kinh sợ.
Trong sự im lặng căng thẳng, dì hai tôi hấp tấp chạy đến.
Thấy mặt Chu Đạt lạnh tanh, bà ta cũng không dám cố bắt tôi nữa, chỉ biết khuyên bảo mãi, rồi vội vã đưa bố mẹ tôi rút lui.
Chu Đạt xoay người:
“Em…”
“Chờ chút, em ra nói vài câu.”
Khi tôi quay lại, anh đã châm điếu thuốc khác, không ngẩng đầu nhìn tôi.
“Không tò mò em đã nói gì à?” Tôi hỏi.
“Nói gì?”
“Em bảo, em sắp rời khỏi nơi này rồi.”
Anh ngẩng đầu bật dậy:
“Đi đâu?”
Tôi nói tên một thành phố miền Nam, rồi nhìn anh:
“Đi với anh.”
Anh khựng lại trong chốc lát, sau đó bật cười:
“Có lúc anh cảm thấy em là con giun nhỏ sống trong bụng anh ấy.”
Tôi nhớ lại câu anh vừa nói nãy giờ:
“Mà… khi nào em ký hợp đồng chuyển chính?”
Bị tôi chất vấn, anh cũng không hoảng.
Anh đập đập tay vào ngực trái, nhếch môi cười:
“Ký trong tim anh rồi, còn đóng dấu nữa.”
Tôi cũng bật cười:
“Ký bao lâu?”
“Cả đời.”
Câu ấy giống như một lời tỏ tình, khiến đầu tôi choáng váng như bốc khói.
Chu Đạt thì làm như chưa từng nói gì, thản nhiên rời đi.
Tôi mất hai ngày thu dọn đồ đạc.
Thực ra chẳng có bao nhiêu thứ, cũng không có nhiều tiền.
Cuối cùng, vào một buổi trưa oi ả, khung cảnh tôi từng bất chấp tất cả chạy vào nhà máy để níu lấy tương lai, lại một lần nữa tái hiện.
Chu Đạt đút tay vào túi, bước vào xưởng, miệng vẫn ngậm thuốc.
Anh dựa vào bàn, gọi mọi người dừng tay, giọng ngang tàng:
“Ông đây muốn khởi nghiệp, ai dám đi theo ông không?”
Y như kiếp trước, cả xưởng im phăng phắc.
Giữa ánh mắt ngỡ ngàng của mọi người, tôi giơ tay lên.
Băng qua đám đông, Chu Đạt nhìn tôi, khẽ nhướng cằm, mỉm cười:
“Vậy thì đi thôi, Tiểu Lộ Khả của anh.”
13
Trước khi đi, Đỗ Tuyết Cầm đến tìm tôi.
“Lộ Khả, cậu định theo Chu Đạt vào Nam thật à?”
Tôi gật đầu.
“Cậu nghĩ kỹ chưa? Giờ mà đi với anh ta, chẳng khác gì bỏ trốn đâu!”
Tôi nghiêm túc nhìn cô ấy:
“Chúng tôi là đi khởi nghiệp.”
“Ai biết đó có phải cái cớ không! Anh ta trông chẳng đáng tin tẹo nào… Bây giờ ai cũng nói cậu bị lú rồi đó.”
Tôi cười:
“Đây là cuộc đời mà tôi chọn. Anh ấy đáng tin. Còn người khác nghĩ gì, không liên quan đến tôi.”
Hôm rời đi, trời mưa lất phất.
Toàn nhà máy chỉ có mình tôi đi theo anh.
Chúng tôi hẹn nhau ở chỗ cũ.
Giữa làn mưa mờ nhòe, bóng dáng quen thuộc ấy đứng cạnh bức tường gạch đỏ, che ô, lặng lẽ chờ tôi.
Nghe thấy tiếng bước chân, anh ngẩng lên nhìn.
Tôi bất giác khựng lại.
Mái tóc nhuộm vàng trước kia của anh đã đen lại, phong cách ăn mặc lạnh lùng làm lộ rõ những đường nét góc cạnh.
“Ngẩn người làm gì?” Anh nhướng mày. “Đi thôi.”
Lúc ngồi lên chuyến tàu đi về phương Nam, trời đã tối.
Qua ô cửa sổ, có thể nhìn thấy ánh đèn của thành phố.
Tuy chưa sầm uất như tương lai, nhưng vẫn lấp lánh rực rỡ.
Chu Đạt ngồi bên cạnh, bất chợt hỏi:
“Em có sợ không?”
Tiếng tàu rầm rì lao vào hầm tối.
Bên ngoài cửa sổ chỉ còn phản chiếu gương mặt non trẻ, nhưng ánh mắt lại vững vàng đến kỳ lạ.
Tôi quay sang nhìn anh.
Từ khi quen nhau tới giờ, tôi chưa bao giờ thấy anh bất an.
Nhưng lúc này, anh ngẩng đầu nhìn trần tàu, có vẻ hoang mang.
Tôi đưa tay lên, chầm chậm đặt lên mu bàn tay anh.
Cơ thể anh khẽ giật một cái, mắt thường cũng nhìn thấy.
“Không sợ.” Tôi nói.
Anh cúi đầu nhìn tôi — ánh mắt dịu dàng đến tan chảy cả thế gian.
14
Lúc mới bắt đầu khởi nghiệp, mọi chuyện không khó khăn như tôi tưởng.
Chu Đạt không phải kiểu tay trắng, bốc đồng rồi lao đầu vào làm ăn.
Trước khi bắt đầu, anh đã tìm sẵn một nhóm bạn cùng chí hướng.
Có người là sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin, có người từng đi làm vài năm rồi nghỉ để theo đuổi lĩnh vực này, cũng có người tuy không biết kỹ thuật nhưng sẵn sàng góp vốn hoặc hỗ trợ sức lực.
Tôi rất tò mò Chu Đạt làm sao gom được một team như vậy.
Sau này mới biết, họ vì chung lý tưởng mà tìm thấy nhau qua những cú điện thoại, những cuộc trò chuyện trên mạng — vốn còn rất chậm chạp ở thời điểm đó.
Xét theo tiêu chuẩn hiện đại, đúng là một màn "gặp mặt netizen thời sơ khai."
Nhưng “không vất vả” không đồng nghĩa với “thuận buồm xuôi gió.”
Họ thuê một văn phòng, thành lập công ty công nghệ mạng, tập trung vào lĩnh vực truyền thông, cụ thể là hệ thống nhắn tin không dây.
Một nhóm thanh niên đầy nhiệt huyết tụ họp, ngày nào cũng sôi sục tinh thần, vẽ ra tương lai rực rỡ của công ty.
Còn tôi — đến từ tương lai — thì âm thầm lo lắng.
Tuy tôi không rõ chi tiết về hành trình khởi nghiệp của Chu Đạt, nhưng điều khiến anh trở thành người nổi tiếng, thậm chí lọt vào Forbes sau này, lại không phải là truyền thông, mà là thương mại điện tử.
Tôi không rõ đây là hiệu ứng bướm sau khi tôi trọng sinh, hay chỉ là một lần thử nghiệm thất bại của anh.
Điều khiến tôi an lòng là — Chu Đạt hiểu rõ nguyên tắc không bỏ hết trứng vào cùng một giỏ.
Ngoài công ty mạng, anh còn thuê một gian hàng ở khu chợ điện tử để bán các sản phẩm công nghệ.
Vốn dĩ tôi chăm chỉ học công nghệ thông tin là để vào làm ở công ty của anh, ai ngờ cuối cùng lại bị phân xuống quầy bán hàng.
Còn bị ném lại một câu:
“Cái trình độ mèo cào của em ấy à, còn phải học thêm hai năm nữa.”
Tôi biết mình chưa đủ giỏi, nên cũng không phản kháng, lặng lẽ cùng hai đồng nghiệp trông coi cửa hàng.
Cuộc sống khởi nghiệp dường như cũng vì vậy mà ổn định lại.
Nhưng tôi không lơi lỏng, mỗi khi rảnh rỗi là tranh thủ học thêm, hoặc đến công ty quan sát.
Từ mùa hè đến mùa đông, tôi đã ở đây được nửa năm.
Lúc mới đến, tôi có gửi thư về nhà thông báo rằng mình vẫn còn sống.
Không mong họ hồi âm, quả nhiên cũng chẳng ai viết lại cho tôi.
Buồn cười là, tôi lại nhận được thư của Khánh Như.
Toàn bộ bức thư chỉ là lời chửi rủa, kết tội, kèm theo tự hào khoe mình đã đậu vào một trường sư phạm nổi tiếng.
Cô ta còn mỉa mai việc tôi vào Nam khởi nghiệp là “si mê hoang tưởng.”
Tôi thấy thú vị nên giữ lại bức thư ấy, nhủ rằng:
Sau này nếu có ngày gấm hoa trở về, tôi nhất định sẽ đọc to nó giữa bàn tiệc.
Cửa hàng rất bận rộn, tôi mỗi ngày đều phải sắp hàng, gọi điện cho khách, lo hậu mãi.
Buổi tối về nghỉ ở một căn nhà thuê sát vách.
Lúc công ty mới thành lập, Chu Đạt không hay đến, cửa hàng này giống như nơi anh sắp xếp cho chúng tôi ổn định cuộc sống.
Mãi đến khi mọi thứ đi vào guồng, tôi mới bắt đầu thường xuyên gặp được anh.
Khi ấy đã vào đông.
Thành phố miền Nam này gần như không có “mùa đông” đúng nghĩa, nhưng đây là khoảng thời gian mát mẻ nhất trong năm.
Việc buôn bán ở cửa hàng cũng ngày càng phát đạt.
Hôm đó là một ngày bận rộn. Sau khi kiểm sổ và đóng cửa, tôi là người cuối cùng rời đi.
Băng qua con phố chỉ có ánh đèn đường lờ mờ, tôi còn đang nghĩ đến chuyện công việc thì bỗng nghe tiếng cười nói nam nữ ở đầu hẻm phía xa.
Chắc là đôi tình nhân hẹn hò.
Tôi định vội vàng rời đi, thì lại cảm thấy bóng người kia có gì đó quen quen.
Tôi đứng khựng lại, quay đầu nhìn kỹ —
Là Chu Đạt.
Khoảng cách hơi xa, tôi không nghe rõ họ nói gì, nhưng có thể thấy được bầu không khí mập mờ và thân thiết giữa hai người.
Một cảm xúc mơ hồ trào lên trong lòng.
Tôi cảm thấy hơi tức giận.
Tôi vì cái cửa hàng nhỏ này mà dốc sức làm việc, còn anh thì ở đây vui vẻ hẹn hò với người khác?
Nhưng... ai bảo anh là ông chủ chứ.
Tôi lại ép mình bình tĩnh.
Chờ cô gái kia rời đi, tôi mới từ trong bóng tối bước ra.
Thấy tôi, Chu Đạt cũng không bất ngờ, chỉ nhướng mày:
“Ồ, tan ca rồi hả?”
Tôi hờ hững “Ừm” một tiếng, vòng qua anh định đi thẳng.
Anh bước theo: “Sao vậy?”
Tôi không quay đầu: “Không sao cả.”
Anh tặc lưỡi: “Có tâm sự à?”
“Không.”
Anh không hỏi nữa, chỉ lặng lẽ đi cùng tôi một đoạn.
Con phố tối tăm tĩnh lặng, chỉ còn tiếng bước chân và hơi thở nhè nhẹ của hai người.
Cuối cùng, tôi vẫn không nhịn được:
“Vừa rồi… cô gái đó là…”
Chưa nói hết, anh đã bật cười.
Nửa năm khởi nghiệp khiến anh thay đổi rất nhiều , không còn vẻ lêu lổng, quần áo hay khí chất đều trưởng thành hơn.
Nhưng lúc này, anh lại mang nét trêu chọc quen thuộc:
“Em đang ghen à?”
Tôi khựng lại.
Vội phủ nhận: “Không.”
Anh giả vờ suy nghĩ, gật gù:
“Vậy thì là ghen thật rồi.”
“…”
Anh bỗng dừng bước.
Tôi quay lại, vừa ngẩng đầu thì đã thấy ngón tay mát lạnh của anh chạm vào má mình, nhẹ nhàng kẹp một cái.
Anh cúi người, hơi thở phả sát:
“Yên tâm, cô ấy chỉ là khách hàng thôi…”
Tôi theo bản năng lùi ra sau, nhưng anh lại tiến lên.
“Bây giờ, trong lòng anh chỉ có mình em.”
Đầu tôi “bùm” một tiếng.
“Anh… đang tỏ tình à?”
“Không phải thì là gì?”
Tôi còn định lùi nữa, thì đã bị anh kéo một phát, cả người đổ vào lồng ngực anh.
Khoảng cách gần đến nỗi, hơi thở cả hai đều dồn dập hơn.
“Lộ Khả.” Anh khẽ gọi, giọng khàn khàn.
“Ừm?”
“Để em làm bà chủ nhé?”
Tôi vùi mặt vào ngực anh, mùi thuốc lá phảng phất quen thuộc.
Tâm trí tôi trống rỗng, trong đầu chỉ còn lại những ký ức về anh —
Và cảm xúc bị kìm nén bấy lâu, cuối cùng vỡ òa.
“Được…” Tôi nhỏ giọng đáp.
“Lộ Khả.” Anh lại gọi tôi, “Em đủ mười tám chưa?”
Tôi ngẩng đầu, hơi nghi hoặc: “Ừ… sao vậy…”
Nụ hôn rơi xuống nhanh và mãnh liệt, những lời còn lại bị nuốt vào giữa hơi thở.
Chân tôi mềm nhũn, đành bám chặt lấy anh, lòng bàn tay chạm vào hình xăm từng khiến tôi sợ hãi, giờ lại thấy nó như con thú nhỏ hiền lành đáng yêu.
Cánh tay rắn chắc ôm lấy tôi, anh ghì chặt, gằn từng chữ bên tai tôi:
“Gọi anh.”
Giọng tôi vỡ vụn: “Anh… anh…”
Anh siết chặt eo tôi, hung hăng hôn xuống.
“Anh đưa em về nhà.”