"Cảm ơn bạn đã đọc truyện tại Tân Mộng. Nếu thấy hay, bạn có thể ủng hộ editor bằng cách click vào link Shopee dưới đây. Việc ủng hộ là hoàn toàn tự nguyện. Xin cảm ơn!"
Tiếu Tiếu Nhất Tâm
Chương 4
Tóm lại, từ ngày hôm đó, tôi không bao giờ kể với gia đình bất cứ chuyện gì nữa, vì dù có nói thì họ cũng không tin.
Cuối cùng, ba tôi qua đời. Ông để lại tất cả mọi thứ cho tôi. Sau khi tôi lớn lên, mẹ kế cũng bắt đầu đối xử tốt với tôi. Nhưng bà ấy là nhân chứng của tôi, bà từng vài lần nhìn thấy tôi bị kéo vào hành lang tòa nhà.
Bà ấy nghĩ tôi đã quên, nghĩ rằng tôi lúc đó còn nhỏ, mới học mẫu giáo, không thể nào nhớ được chuyện đó.
Nhưng bà ấy không hiểu rằng có những tổn thương có thể khắc sâu trong trí não. Cuối cùng, tôi đã đuổi bà ra khỏi nhà.
Tôi cũng trở nên rất kỳ lạ. Sau khi sống một mình, tôi chỉ thích chìm đắm trong thế giới mạng, không thích giao tiếp với ai. Nhưng tôi lại cảm thấy an toàn, cảm thấy ấm áp.
Cho đến khi gặp Tiếu Tiếu, cho đến khi phát hiện ra Tiếu Tiếu cũng đang trải qua những gì tôi từng trải qua.
Dù tôi không có mẹ, nhưng tôi cũng hiểu rằng:
Lời nói của trẻ con nhất định phải được lắng nghe một cách nghiêm túc. Khi con trẻ cầu cứu bạn, nhất định phải cho chúng một câu trả lời, đừng cho rằng đó chỉ là những lời nói vô tư của trẻ nhỏ.
Sau chuyện này, trưởng ban và cô giáo Lưu đều rời khỏi trường.
Còn tôi thì kết bạn với mẹ của Giang Nam, thỉnh thoảng cùng dẫn con đi chơi.
Bà ngoại của Tiếu Tiếu cũng thay đổi cách nhìn về tôi. Bà nói tôi là người bạn duy nhất bình thường của con gái bà.
Bà kể rằng con gái bà rất xinh đẹp, yêu sớm, từng quen rất nhiều bạn trai, không biết tự trọng, thường xuyên qua đêm bên ngoài, h ú t t h u ố c, uống rượu, không thứ gì là không biết.
Vì vậy, ban đầu bà nghĩ tôi cũng là loại người như vậy.
Cho đến khi con gái bà mang thai mà không biết cha đứa bé là ai, lúc Tiếu Tiếu học mẫu giáo, cô ấy đã rời khỏi nhà hơn nửa tháng.
Lần tiếp theo liên lạc được với cô ấy là khi bệnh viện gọi điện báo tin, cô ấy qua đời vì ngộ độc rượu.
Bà ngoại Tiếu Tiếu hận cuộc đời hoang đường của con gái mình.
Vì vậy, bà đã cắt ngắn mái tóc dài của Tiếu Tiếu, bà nói: “Nhìn giống con trai thì sẽ không ai theo đuổi nữa, nó sẽ không giống mẹ nó.”
Nghe đến đây, tôi cảm thấy nghẹn lòng.
Mẹ của Tiếu Tiếu không phải một người con gái tốt, cũng không phải một người mẹ có trách nhiệm.
Nhưng cô ấy không phải là một người mẹ xấu.
Bằng chính những trải nghiệm của mình, cô ấy đã dạy cho Tiếu Tiếu biết rằng con gái phải biết tự bảo vệ bản thân. Nếu bị ứ c h i ế p, nhất định phải tìm người lớn giúp đỡ.
Sau khi trò chuyện với bà ngoại Tiếu Tiếu, tôi cũng chuẩn bị về nhà. Trước khi đi, tôi khẽ đẩy cửa phòng Tiếu Tiếu.
Cô bé đang cắm cúi làm bài tập, thấy tôi đến, cô bé ngẩng đầu lên nói:
“Dì Lệ, dì giúp con điền vào quyển sổ này được không? Cô giáo mới bảo phải bổ sung lại mấy tuần trước.”
Tôi nhận lấy quyển sổ cô bé đưa, hóa ra đây là Sổ theo dõi quá trình trưởng thành.
Phụ huynh cần ghi lại những cuốn sách mà con đọc sau khi hoàn thành bài tập mỗi ngày, ngoài ra mỗi tuần còn phải tự học thuộc hai bài thơ.
Tôi thắc mắc hỏi: “Vậy con nói cho dì nghe, dạo này con đọc sách gì rồi?”
Tiếu Tiếu lắc đầu, chỉ vào chồng bài tập đã làm xong:
“Mỗi ngày làm bài xong đã rất muộn, con không có thời gian đọc sách. Vì không ai dạy nên con làm bài rất chậm. Nhưng trường có lớp học sau giờ, tan học có thể học tiếp, có người dạy thì bài tập sẽ nhanh hơn, như vậy mới có thời gian đọc sách.”
Tôi gật đầu: “Vậy con có muốn tham gia không?”
Tiếu Tiếu lắc đầu: “Bà ngoại nói quá đắt, hơn nữa chẳng khác nào học thêm một hai tiết học nữa mà thôi.”
Tôi gật đầu, chẳng phải đây chính là lớp học thêm sao? Tôi cầm bút, tùy tiện viết vài cuốn sách vào sổ theo dõi quá trình trưởng thành.
Sau đó, tôi bảo Tiếu Tiếu lấy một cái bát, giả vờ rửa chén, rồi quay một đoạn video tải lên ứng dụng.
Sau một loạt thao tác, cuối cùng cũng hoàn thành bài tập của phụ huynh.
Sau khi Tiếu Tiếu đổi giáo viên chủ nhiệm, tôi cũng lấy danh nghĩa mẹ đỡ đầu của cô bé để vào nhóm phụ huynh của lớp, tải đủ loại ứng dụng và phần mềm nhắn tin.
Hết cách rồi, bây giờ ai cũng vậy. Chỉ cần Tiếu Tiếu có thể khỏe mạnh, bình an mà hoàn thành việc học, mấy chuyện này tôi có thể giúp chút nào hay chút đó.
Vì Tiếu Tiếu không muốn tham gia lớp học sau giờ, nên ngoài việc ở nhà chơi game, thỉnh thoảng tôi cũng đến nhà cô bé để dạy kèm.
May mắn thay, Tiếu Tiếu rất thông minh, nhiều bài toán cô bé chỉ không nhận ra chữ, không hiểu đề bài, nhưng khi đã hiểu thì vẫn làm được.
Cuộc sống của tôi dần có thêm màu sắc, cuối cùng cũng không còn là những ngày tháng ru rú trong nhà, ăn không ngồi rồi nữa.
Nhưng khi mọi thứ bắt đầu tốt lên, ông trời lại luôn tạo ra những biến cố.
Ba năm sau, vào một đêm khuya, tôi nhận được cuộc gọi từ Tiếu Tiếu.
Cô bé nói với tôi:
“Bà ngoại mất rồi.”
Tôi vội vàng chạy đến nhà Tiếu Tiếu. Cô bé rất bình tĩnh, nhưng trên mặt vẫn còn vương những giọt nước mắt.
Sau khi giúp cô bé lo xong hậu sự cho bà ngoại, Tiếu Tiếu đi vào phòng, lấy ra một quyển sổ cùng một cuốn sổ tiết kiệm rồi đưa cho tôi.
“Dì Lệ, bà ngoại nói dì là người rất tốt, những năm qua đã giúp đỡ con rất nhiều. Bà muốn con đưa cái này cho dì.
Con cũng biết rồi… mẹ thật sự không còn nữa. Bà ngoại dặn dì đưa con vào cô nhi viện, đợi con lớn rồi hãy giao lại cho con.”
Tôi nhận lấy đồ cô bé đưa. Đó là giấy chứng nhận quyền sở hữu căn nhà cùng một cuốn sổ tiết kiệm có hơn hai mươi nghìn tệ.
Tôi hỏi: “Tại sao phải vào cô nhi viện? Con có muốn làm con của dì không?”
Tiếu Tiếu lập tức lắc đầu nguầy nguậy: “Không làm, không làm!”
Tôi thắc mắc: “Tại sao?”
Cô bé cúi đầu, xoắn góc áo, khẽ nói: “Con cũng từng hỏi bà ngoại… Bà nói dì sau này sẽ kết hôn, sẽ sinh con.”
Thì ra bà ngoại cô bé sợ cô bé sẽ trở thành gánh nặng cho tôi.
Nhưng những trải nghiệm lúc nhỏ đã khiến tôi chẳng còn cảm giác gì với đàn ông nữa. Nếu không, tôi cũng đâu đến hơn ba mươi tuổi rồi mà chưa từng yêu ai.
Tôi ôm chặt cô bé vào lòng, cười nói:
“Dì sẽ không kết hôn đâu, làm con của dì nhé?”
Tiếu Tiếu vui vẻ ôm lấy cổ tôi. Ngày hôm đó, tôi đưa cô bé về nhà.
Sau khi hoàn tất thủ tục nhận nuôi, tôi và cô bé chính thức trở thành một gia đình.
Dù cô bé vẫn gọi tôi là “mẹ” như cách xưng hô trong tin nhắn trước đây, nhưng cách chúng tôi ở bên nhau lại giống bạn bè hơn.
Cô bé muốn uống trà sữa, tôi sẽ đặt hàng, rồi bảo cô bé xuống lấy.
Nửa đêm thèm ăn khuya, tôi sẽ kéo cô bé đi ăn đồ nướng cùng.
Mùa đông, cô bé lười làm bài tập, tôi cũng chẳng buồn thúc giục, cứ đợi đến khi cô bé tự hoảng hốt rồi thức đêm bù lại.
Khuôn mặt cô bé ngày càng rạng rỡ hơn, nụ cười cũng nhiều hơn.
Nhưng đến năm lớp năm, tôi bắt đầu nhận thấy một số điều khác thường.
Cô bé rất hay khóa cửa phòng, mỗi lần tôi gõ cửa phải chờ rất lâu mới mở.
Có lần, khi cô bé đang mải mê lẩm bẩm nói chuyện một mình, tôi tò mò nghe thử thì phát hiện cô bé đang nhắn tin thoại cho ai đó.
Tôi không xóa bạn của cô bé, vì dù sao cũng chỉ là mấy lời lảm nhảm, nhưng tôi chưa bao giờ trả lời tin nhắn thoại của cô bé.
“Tôi” – lúc đó tôi bật cười thành tiếng, còn cô bé thì tức đến đỏ bừng mặt.
Lúc đó tôi mới nhận ra, có lẽ tôi đã vô tình làm tổn thương lòng tự trọng của cô bé.
Vài ngày sau, tôi cẩn thận lên tiếng: “Hay là từ hôm nay để tóc dài nhé? Tóc dài đẹp lắm.”
Tiếu Tiếu cúi đầu khẽ lắc: “Bà ngoại nói con gái để tóc dài sẽ được con trai thích, ảnh hưởng đến việc học.”
Chưa đợi con bé nói hết, tôi đã kéo con bé vào phòng tắm, lấy bộ tóc giả đã chuẩn bị sẵn và đội lên đầu bé.
Sau khi chỉnh lại, tôi kinh ngạc thốt lên: “Wow, Tiếu Tiếu xinh quá!”
Tiếu Tiếu cũng hài lòng nhìn mình trong gương, nhưng ngay sau đó ánh mắt em chợt tối đi, định tháo tóc giả xuống.
Tôi giữ lấy tay bé, dùng cằm chỉ vào cô gái trong gương:
“Tiếu Tiếu, mỗi cô gái đều có quyền để tóc dài. Con không làm điều đó để con trai ngắm nhìn, mà là để bản thân mình ngắm nhìn.”
Cuối cùng, dưới sự thuyết phục của tôi, Tiếu Tiếu mỉm cười, trong mắt ánh lên những giọt lệ long lanh.
Từ hôm đó, con bé ngày càng tự tin hơn, thành tích học tập cũng cải thiện, và xung quanh dần có thêm nhiều bạn bè.
Tôi đã nuôi dưỡng con bé theo hình mẫu trong lòng mình. Con bé giống như một phiên bản khác của tôi – chính bản thân mà tôi chưa từng có được.
Chẳng bao lâu sau, con bé đỗ vào ngôi trường cấp hai mơ ước. Để tiện cho việc học của con bé, chúng tôi cũng chuẩn bị chuyển đi nơi khác.
Trước khi rời đi, tôi đề nghị ghé qua căn nhà nhỏ nơi con bé từng sống thuở ấu thơ, đốt ít vàng mã cho bà ngoại em. Dù sao thì sau này, mỗi năm chúng tôi chỉ có thể về thăm một lần.
Chúng tôi ngồi xổm trước căn nhà nhỏ, đốt vàng mã. Tiếu Tiếu lẩm bẩm:
“Bà ngoại, con đã để tóc dài rồi, nhưng con không yêu sớm đâu. Mẹ luôn bảo vệ con, giống như bà ngày trước, luôn dành những điều tốt nhất cho con.
Con cũng đã đỗ vào một ngôi trường cấp hai tốt. Sau này, mỗi năm chúng con sẽ chỉ có thể về thăm bà một lần thôi.”
Đốt xong vàng mã, chúng tôi chậm rãi đứng dậy, nhìn ngọn lửa cháy trên mặt đất và chờ nó tàn đi.
Những ngày sau này của Tiểu Tiếu sẽ tươi sáng rực rỡ, và tôi sẽ luôn bên cạnh, che chở cho con bé.
Bởi vì, từ khi có con bé, ký ức tuổi thơ khắc sâu trong tôi ngày càng mờ nhạt.
Nói rằng tôi đã cứu con bé, chi bằng nói rằng chính con bé đã giúp tôi hàn gắn những vết thương của tuổi thơ.
Bất chợt, ngọn lửa trước mặt bùng lên thành một cơn lốc nhỏ, xoay tròn trên mặt đất.
Tiếu Tiếu vội níu lấy tay tôi, ngạc nhiên hỏi: “Mẹ ơi, rõ ràng không có gió mà, sao lại như vậy?”
Tôi vỗ nhẹ tay con bé, mỉm cười nói:
“Đó là bà ngoại vui thay cho con. Giống như ngày bé, con từng chạy vòng quanh bà vậy.”
__Hoàn__