Để Anh Ta Chết Đi, Tôi Không Có Tiền Chữa Trị

Chương 1



1.

"Thật sự không cứu sao? Trường hợp này tỉ lệ thành công của ca phẫu thuật khá cao, nếu tiếp tục kéo dài thì chân phải sẽ bị tàn phế."


Bác sĩ biết tôi chỉ đang nói trong cơn giận.

 

Tôi nhìn chồng đang nằm trên giường bệnh, má u me đầy người, hai mắt trợn trừng.


Cuộc đối thoại giữa tôi và bác sĩ, anh ta nghe rõ mồn một.

 

"Lâm Tuyết Mai, em là vợ anh mà, sao có thể thấy ch ết không cứu?"


Lý Vĩ kêu gào.

 

"Là em thấy ch ết không cứu sao? Khi anh chuyển hết số tiền đó cho em trai mình, sao không nghĩ đến việc em là vợ anh?"

 

Ba trăm năm mươi nghìn đấy, vậy mà không nói với tôi một lời, chuyển hết cho em trai anh ta.

 

Trong số tiền đó, hơn một nửa là do tôi vất vả dậy sớm thức khuya bán đồ ăn sáng mà kiếm được.

 

Đó là khoản tiền đặt cọc để mua nhà trong khu học – sang năm con trai chúng tôi sẽ vào tiểu học rồi.

 

Anh ta lấy tư cách gì?

 

"Anh… anh chỉ cho nó mượn thôi mà. Em nghĩ cách đi, anh còn trẻ, không muốn tàn phế đâu."


Vừa nói vừa khóc, đầy khát vọng sống trong mắt.

 

Tôi quay mặt đi, không muốn nhìn thấy anh ta thêm nữa.

 

"Em cũng không muốn buông tay đâu bác sĩ, nhưng giờ trong thẻ nhà em chỉ còn 4 tệ 3 hào 6 thôi, mà ca phẫu thuật này lại không nằm trong danh mục bảo hiểm."

 

Bác sĩ nhìn tôi đầy cảm thông, nhưng cũng đành bó tay.

 

Bệnh viện mỗi ngày đều có người vì không có tiền mà từ bỏ điều trị, thiếu gì Lý Vĩ chứ.

 

"Hay thử nhờ họ hàng giúp đỡ xem sao?" – cô y tá tốt bụng đề nghị.

 

Người thân?

 

Tôi suýt nữa quên – Lý Vĩ trước giờ giúp đỡ bên nhà anh ta không ít.

 

Giờ là lúc để xem, đám người thân yêu quý của anh ta sẽ giúp anh thế nào.

 

"Mẹ à, A Vĩ bị t ai nạ n, đang cấp cứu trong viện, mẹ đến ngay đi ạ!"

 

"Tiểu Cương, anh mày bị xe đ âm, chắc không qua khỏi đâu, mau đến viện đi!"

 

2.

Từ lúc kết hôn đến giờ, mâu thuẫn lớn nhất giữa tôi và Lý Vĩ chính là chuyện anh ta cứ đưa tiền về cho bên nhà mình.

 

Hôm nay bố chồng muốn m ua điều hòa, mai mẹ chồng đòi thay tủ lạnh.

 

Cháu trai học cấp 3 cần điện thoại, cháu gái đi du lịch cùng bạn cũng đòi tiền.

 

Ngay cả em dâu làm móng cũng mò đến xin tiền nhà tôi.

 

Cho bố mẹ chồng thì thôi đi, hiếu kính cha mẹ là chuyện hiển nhiên.

 

Nhưng dựa vào đâu mà cháu trai, cháu gái, em dâu cũng tiêu tiền của chúng tôi?

 

Hai năm trước, bố mẹ chồng lần lượt nhập viện, tốn hết bảy tám vạn.


Em trai chồng không bỏ ra lấy một xu!

 

Tất cả đều do chồng tôi gánh hết.

 

Vì chuyện đó mà tôi cãi nhau với anh ta không ít lần, nhưng lần nào anh ta cũng nói:


"Chúng ta là người một nhà, em sao cứ tính toán mãi thế?"


"Em trai anh nhỏ hơn anh, em là chị dâu, lo toan nhiều một chút là chuyện nên làm."

 

Được, được lắm, người một nhà các anh.

 

Lần này tôi phải nhìn cho rõ – “người một nhà” của các anh sẽ giúp anh ra sao.

 

Bố mẹ chồng đến rất nhanh, vừa vào phòng bệnh đã nhào lên người chồng tôi mà khóc lóc.

 

Lý Vĩ thấy cha mẹ đến thì nước mắt cũng tuôn rơi.

 

Mẹ chồng khóc nức nở, bố chồng thì lại chạy đến mắng tôi:

 

"Cô làm vợ kiểu gì vậy? Ngay cả chồng cũng không trông nom cho tử tế!"

 

Nhìn cái điệu bộ ấy, cứ như tôi chính là người đã đâm vào con trai ông ta.

 

"A Vĩ lái xe gặp tai nạn, liên quan gì đến tôi?"

 

Trước kia nể mặt chồng nên tôi còn nhẫn nhịn ba phần.


Giờ các người thật nghĩ tôi là quả hồng mềm sao?

 

3.

"Hôm nay là chủ nhật, không đi làm, sao còn ra ngoài lái xe?"


"Cho dù có ra ngoài, cô cũng nên dặn nó cẩn thận một chút chứ!"

 

Mẹ chồng cũng nhập hội mắng tôi.

 

Ha...

 

"Vậy thì mẹ đi hỏi con dâu thứ đi, nếu không phải cô ta nói gì mà ‘chú út lái xe kém, sợ không an toàn’, thì A Vĩ cũng đâu có ra ngoài mà gặp chuyện."

 

"Tai nạn xảy ra trên đường anh ấy chở Bằng Bằng đến trường rồi quay về."

 

Chuyện như thế này đâu chỉ một lần – cháu trai học cấp 3, cứ chủ nhật quay lại trường là em dâu lại bắt chồng tôi chở đi.

 

Em chồng co rụt cổ, liếc mắt nhìn chồng tôi trên giường bệnh – thấy anh ta nhắm mắt, liền ưỡn thẳng cổ lên lại.

 

"Chị dâu nói thế là sai rồi, nhà chị không có tiền thì liên quan gì đến tôi?"

 

Nói xong hắn đứng ngay sau lưng bố, mặt mũi đầy vẻ “không liên quan đến tôi”.

 

Từ nhỏ đã bị cha mẹ nuông chiều sinh hư, đến giờ vẫn thế.

 

"Tiểu Mai, đừng làm loạn nữa, mau đóng tiền để A Vĩ phẫu thuật đi." – mẹ chồng giậm chân.

 

Người qua lại ngoài hành lang không ít, thỉnh thoảng lại có ánh mắt nhìn vào.

 

Bố chồng không nói thêm gì, bước nhanh ra ngoài gọi bác sĩ.

 

Chẳng bao lâu sau bác sĩ vào.

 

"Bác sĩ, mau phẫu thuật cho con tôi đi, nó là trụ cột của cả nhà, không thể ngã xuống được!"


Mẹ chồng kéo áo blouse của bác sĩ, nước mắt giàn giụa.

 

Bố chồng đứng bên cạnh, cũng rưng rưng mắt.

 

"Được thôi, gom đủ tiền rồi phải không? Vậy người nhà nhanh chóng đi đóng tiền, tối nay có thể sắp xếp phẫu thuật."

 

Bác sĩ thấy trong phòng đông người, tưởng có người mang tiền đến.

 

Thấy tôi vẫn đứng yên không nhúc nhích.

 

Bố mẹ chồng và em chồng đồng loạt chỉ vào tôi:


"Mau đi đóng tiền đi!"

 

Bác sĩ sững sờ:


"Không phải các người đến để đóng tiền à?"

 

"Tôi nói cho mọi người biết, làm phẫu thuật càng sớm thì tỉ lệ thành công càng cao, đừng trì hoãn nữa."

 

Nói xong bác sĩ lại liếc tôi một cái rồi rời đi.

 

Bác sĩ vừa đi, bố mẹ chồng liền hoảng hốt.

 

"Tiểu Mai, con không nghe bác sĩ nói à? Càng sớm càng tốt, mau đi đóng tiền làm phẫu thuật, đừng kéo dài thêm nữa."

 

Tôi đi đến trước mặt em chồng:

 

"Chú út, mau đi đóng tiền đi, đừng để chậm trễ anh trai chú."

 

"Chị dâu à, đầu chị bị sốt rồi sao? Chị là vợ anh ấy, việc đó liên quan gì đến tôi?"

 

Em chồng nhảy dựng lên, nước bọt bắn cả vào mặt tôi.

 

Bố mẹ chồng cũng thấy tôi vô lý, mẹ chồng thậm chí còn muốn kéo tôi ra ngoài bắt tôi đóng tiền.

 

Tôi hất tay bà ta ra, ngồi phệt xuống đất khóc lớn:

 

"Bao năm nay, A Vĩ đã đưa cho các người bao nhiêu tiền, các người tự đếm thử xem!"

 

"Tết nhất lễ lạt không nói, ba ngày hai bữa lại đòi cái này cái kia."

 

"Cháu trai cháu gái tiêu hoài không hết, ngay cả làm móng tay em dâu cũng bắt chúng tôi trả tiền!"

 

Tiếng khóc của tôi thu hút rất nhiều người ngoài hành lang đến xem, thậm chí có người chen cả vào phòng bệnh.

 

Tò mò hóng chuyện, xem kịch vui.

 

Thấy vậy bố mẹ chồng bối rối, vội kéo tôi dậy.

 

"A Vĩ mấy năm nay có giúp đỡ nhà cũng không ít, nhưng đâu đến mức như cô nói, tính ra cũng chẳng bao nhiêu đâu."

 

Mẹ chồng làm ra vẻ, bấm tay tính toán.

 

"Chẳng bao nhiêu tiền?"


"Vậy thì 350 nghìn mà chú út vay anh ấy để mua nhà là thế nào?"

 

5.

Lời tôi vừa dứt, mẹ chồng rõ ràng bị dọa sợ.


Bố chồng thì sắc mặt bình thường, xem ra đã biết chuyện từ trước.

 

"Tiểu Cương, sao con lại mượn anh con nhiều tiền như thế?" – mẹ chồng chất vấn.

 

Thấy chuyện bị bại lộ, em chồng ngồi thụp xuống góc tường, giả vờ không nghe thấy gì.

 

"Nó thiếu tiền mua nhà, tìm A Vĩ xoay sở chút." – bố chồng lên tiếng thay con trai út.

 

Quả nhiên là biết hết cả.

 

"Tiểu Mai à, chuyện này là quá khứ rồi, con đừng tính toán nữa, cứu người quan trọng hơn."

 

Lần này giọng điệu của bố chồng với tôi dịu hẳn đi.


Khi cưới vì chuyện sính lễ mà ông vẫn luôn không ưa tôi, lời nói cứ như mang dao giấu trong vỏ.

 

"Vậy thì các người tự nghĩ cách đi mà nộp viện phí, nhà tôi bây giờ chỉ còn lại 4 tệ 3 hào 6 thôi."

 

Đến nước này rồi, tôi chẳng cần giữ thể diện cho ai nữa cả.

 

Mẹ chồng liếc nhìn em chồng.


Hắn lùi lại mấy bước, hét lên:

 

"Tôi không có tiền đâu, tiền mua nhà tiêu hết rồi, đừng trông mong gì ở tôi!"

 

"Hơn nữa, chẳng phải anh cả bị tai nạn xe à? Đi đòi bên gây tai nạn bồi thường chứ, tìm công ty bảo hiểm mà đòi!"

 

"Chị dâu, chẳng lẽ chị cố tình trì hoãn không chữa cho anh cả, muốn moi thêm tiền bồi thường sao?"

 

Con người sao lại có thể độc ác đến mức này? Tôi phải cố kìm nén mới không vung tay tát hắn một cái.

 

Lý Vĩ nằm trên giường không nói gì, nhưng tôi biết, anh ta đang nghe hết.

 

Vậy thì cứ để anh ta nghe cho rõ – cái nhà mà anh ta đã bao năm cống hiến kia, là loại người gì. Cho tới khi tôi muốn ly hôn và chia nhà cuối cùng bọn chúng cũng không nhịn được nữa.

 

"Không đúng chứ, nhà là do nhà chúng ta mua, chị dựa vào đâu mà đòi chia một nửa?" – em chồng liếc nhìn tôi, nói.

 

Tôi nhìn thoáng qua Lý Vĩ – anh ta nằm trên giường bệnh, vẻ mặt đầy tủi thân.

 

"Nhà các người trả tiền đặt cọc, trang trí là tiền của tôi, mỗi tháng tiền vay ngân hàng cũng là tôi trả. Vậy tôi dựa vào đâu mà không được chia nửa?"

 

Đúng là khôn khéo thật – không quan tâm anh trai sống ch ết thế nào, không lo cháu trai ra sao,
chỉ chăm chăm nhắm vào căn nhà của chúng tôi!

 

"Nói thế là sai rồi, cô gả vào nhà chúng tôi, tiền của cô chính là tiền của nhà này, còn phân gì anh – tôi?"

 

Bố chồng đứng cạnh em chồng tiếp lời.

 

Tôi chẳng muốn phí lời với đám người này nữa, chỉ nhìn chằm chằm vào Lý Vĩ:

 

"Nếu anh đồng ý, tôi lập tức về lấy giấy tờ, anh ký vào, tối nay có thể làm phẫu thuật!"

 

"Nếu anh không đồng ý, vậy thì để người nhà anh nghĩ cách xoay tiền mà cứu anh đi."

 

Lý Vĩ nhìn tôi, vẻ mặt đau khổ:

 

"Em à, nhất định phải như vậy sao? Binh Binh cũng lớn thế rồi, em nhẫn tâm để con không có cha à?"

 

"Ly hôn rồi thì vẫn là bố của nó." – tôi đáp.

 

Thời gian từng giây từng phút trôi qua, Lý Vĩ vừa chịu đựng đau đớn thể xác, vừa đưa ra quyết định khó khăn nhất đời.

 

Anh ta nhìn cha mẹ mình – những người anh từng giúp đỡ bao năm.

 

"Ba, mẹ, con..." – nhưng cuối cùng không thể nói tiếp.

 

Bố mẹ chồng nhào tới giường:

 

"A Vĩ à, ba mẹ làm gì có 300 nghìn! Dù có bán cả nhà mình cũng chẳng đủ đâu!"

 

Lý Vĩ quay sang nhìn em trai – Lý Cương.

 

"Anh à, anh biết em mà, em làm gì có tiền, trong túi không bao giờ có đồng nào, đến 3 nghìn em cũng không có. Đừng trông mong gì ở em!"

 

Cuối cùng ánh mắt anh ta lại rơi vào tôi.

 

Tôi chẳng biểu cảm gì.

 

"A Vĩ, hay là anh cứ đồng ý ly hôn đi. Chân được chữa lành, con vẫn có người chăm lo. Chẳng phải tốt sao?" – bố chồng khuyên.

 

Mẹ chồng cũng gật đầu phụ họa.

 

Lý Cương dứt khoát mở cửa:

 

"Chị về đi lấy đi, anh em đồng ý ly hôn rồi."

 

Tôi nhìn Lý Vĩ.

 

Anh ta nhắm mắt lại, khẽ gật đầu.

Chương tiếp
Loading...