"Cảm ơn bạn đã đọc truyện tại Tân Mộng. Nếu thấy hay, bạn có thể ủng hộ editor bằng cách click vào link Shopee dưới đây. Việc ủng hộ là hoàn toàn tự nguyện. Xin cảm ơn!"
Chúng Ta Cùng Làm Lại Cuộc Đời
Chương 4
Thẩm Phương chưa bao giờ là người dễ hòa hợp.
Bà ta cố chấp đến mức cực đoan, kiểm soát mạnh mẽ, bất cứ điều gì vượt ngoài tầm kiểm soát đều khiến bà ta phát điên.
Trong đó, người dễ dàng châm ngòi cảm xúc của bà ta nhất chính là Hứa Quốc Dũng.
Hứa Quốc Dũng không nghe điện thoại của bà ta.
Hứa Quốc Dũng không đưa bà ta ra ngoài.
Hứa Quốc Dũng không về nhà.
"Em có biết anh bận rộn đến mức nào không?"
"Em có biết nuôi một gia đình khó khăn đến mức nào không?"
"Vậy anh chăm sóc con, em đi kiếm tiền nhé?"
Thẩm Phương chỉ là một con hổ giấy, bà ta sẽ làm mình làm mẩy, ngang ngược vô lý.
Nhưng trước mặt Hứa Quốc Dũng, bà ta lại lùi bước hết lần này đến lần khác.
Chỉ cần ông ta về nhà là được.
Chỉ cần không ly hôn là được.
Hứa Quốc Dũng có người khác bên ngoài, bà ta hoàn toàn không biết ư?
Không thể nào.
Chẳng qua là nhắm mắt làm ngơ, tự lừa dối bản thân mà thôi.
Giờ đây bị tôi chọc thủng, Thẩm Phương tuyệt đối sẽ phát điên.
Bà ta xông vào khách sạn đánh tiểu tam.
Hứa Quốc Dũng tức giận đến tột độ, một cước đá Thẩm Phương ra ngoài.
Nhưng điều ông ta không ngờ là có người tố giác khách sạn có hoạt động mại dâm, không chỉ thu hút cảnh sát mà còn cả phóng viên theo sau.
Cảnh tượng này đã được camera ghi lại một cách đầy đủ.
Người cần vào bệnh viện thì vào bệnh viện, người cần vào đồn cảnh sát thì vào đồn cảnh sát.
Lại là một đêm đẹp trời.
Ngày hôm sau, khi tôi đứng trước mặt Hứa Niệm, vẻ mặt cô bé từ mơ hồ chuyển sang kinh ngạc, rồi hiểu ra, sau đó trở nên tái nhợt.
"Hứa Tư Tư, chị muốn làm gì?"
Trong tấm gương phản chiếu qua cửa sổ, tôi là một mái tóc ngắn y hệt cô bé, là do tôi yêu cầu thợ cắt tóc cắt theo ảnh của cô bé.
Và bộ váy trắng này, là tôi lấy từ tủ quần áo của cô bé.
Kết hợp với vẻ mặt lạnh nhạt, đạm bạc giống hệt cô bé, ai còn phân biệt được đâu là Hứa Niệm, đâu là Hứa Tư Tư nữa.
Tôi nghiêm túc nhìn cô bé.
"Chúng ta chơi một trò chơi nhé."
"Từ hôm nay trở đi, em là Hứa Tư Tư, chị là Hứa Niệm."
"Em đi trốn, chị đi thanh toán."
Hứa Quốc Dũng không thừa nhận việc mình ngoại tình.
Ông ta chỉ nói đó là cấp dưới của mình, ở cùng một phòng là để bàn chuyện công việc.
Là Thẩm Phương đa nghi, không tin tưởng ông ta.
“Nếu ngay cả sự tin tưởng cơ bản nhất cũng không có, vậy thì ly hôn đi.”
Vừa nghe thấy câu này, Thẩm Phương lập tức mềm nhũn lại.
Bà ta chấp nhận lời giải thích của Hứa Quốc Dũng, nuốt giận vào lòng.
Trong phòng khách, Hứa Quốc Dũng đã mất hết kiên nhẫn:
“Được rồi, tôi đã đưa cô về rồi. Ở xưởng còn việc, tôi phải đi ngay.”
“Anh không ở lại ăn cơm à? Hứa Quốc Dũng, trong lòng anh còn coi đây là nhà không? Ngày nào cũng bận tối mắt, chẳng thấy bóng anh đâu. Khó khăn lắm anh mới chịu về, chưa kịp ngồi ấm chỗ đã muốn đi rồi, anh…”
“Cô nói đủ chưa? Cô có biết vì cái trận lùm xùm của cô mà tôi đã mất mấy chục triệu không? Tôi không quay lại thì sao? Mất khách hàng à? Không kiếm tiền à? Không sống nữa à?”
Thẩm Phương ngậm miệng lại, cơn giận bị nghẹn giữa cổ họng, nuốt không xong, nhả cũng không ra.
Hứa Quốc Dũng lườm bà ta một cái đầy chán ghét, rồi quay sang tôi, giọng lại ấm áp, dễ chịu:
“Niệm Niệm, con ở nhà phải chăm chỉ học hành, nghe lời mẹ. Muốn gì cứ nói với bố, bố sẽ mua cho con.”
“À đúng rồi, Tư Tư đâu? Sao mãi không thấy nó? Thẩm Phương, có phải bà lại đánh mắng con bé nữa không? Bà làm mẹ kiểu gì vậy, con nào chẳng là con, thiên vị quá đáng.”
Không nhắc thì thôi, nhắc đến tên tôi, suýt nữa Thẩm Phương ngất tại chỗ.
Tôi chậm rãi lên tiếng:
“Hứa Tư Tư bị con đuổi đi rồi.”
Thẩm Phương và Hứa Quốc Dũng đồng loạt quay sang nhìn tôi, không khí lập tức lặng ngắt như tờ.
“Niệm Niệm, con nói gì vậy? Sao lại là con đuổi Tư Tư đi?”
“Có phải nó lại bắt nạt con không? Trời ơi, đúng là xui xẻo, xui xẻo thật rồi!”
Tôi giữ gương mặt bình thản, giọng điềm đạm:
“Hứa Tư Tư ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học của con, khiến con không thể tập trung. Vì vậy con yêu cầu chị ấy trước khi thi đại học không được về nhà.”
“Chuyện này…”
Mặt Hứa Quốc Dũng đầy vẻ trách móc, không đồng tình.
“Niệm Niệm à, dù gì Tư Tư cũng là chị của con. Dù nó có tính nết không ra gì cũng không nên đuổi nó đi như vậy, việc này con sai rồi.”
“Anh nói cái gì? Anh có biết con bé Hứa Tư Tư bây giờ thành ra thế nào không? Anh nhìn tóc Niệm Niệm đi, là do nó đó cắt đấy! Nó còn báo công an bắt em. Đuổi đi là đúng, em đã muốn đuổi nó từ lâu rồi!”
“Bà còn ra thể thống mẹ con gì không? Cái nhà này không yên ổn, đều là do bà gây ra!”
“Thế còn ông? Ông có ra thể thống người bố không?”
“Bà ngang ngược quá, tôi không thèm đôi co nữa!”
Hai người lại bắt đầu cãi nhau, tôi đứng dậy phá vỡ tình thế:
“Con thấy, bây giờ điều quan trọng nhất là kỳ thi đại học. Vì để đạt kết quả tốt, mọi người trong nhà đều nên nhường nhịn. Nếu Hứa Tư Tư là người trong nhà, thì việc chị ấy hi sinh một chút có gì là to tát?”
Mắt Thẩm Phương sáng lên, gật đầu liên tục.
Còn Hứa Quốc Dũng thì lưỡng lự rõ ràng.
“Thôi được rồi, tùy các người, tôi không quan tâm nữa.”
“Ba là trụ cột của gia đình, sao có thể không quan tâm chứ? Đúng lúc con có chuyện muốn nhờ bố giúp, bố à, bố có thể cho con 50.000 tệ được không?”
Mắt Hứa Quốc Dũng trợn to.
“Niệm Niệm, con cần 50.000 tệ làm gì?”
“Đây là tiền sinh hoạt, học phí và tiền trọ của Hứa Tư Tư trong một năm tới. Con đã hứa với chị ấy, nếu chị ấy nhận được khoản này, sẽ không nói chuyện ra ngoài, cũng sẽ nói với mọi người rằng là chị ấy tự nguyện dọn ra ở riêng.”
50.000 tệ không nhiều, nhưng đủ để một học sinh sống dư dả suốt một năm, thậm chí còn tiết kiệm được chút ít chuẩn bị cho đại học.
Nhưng cũng không ít, dù Hứa Quốc Dũng có thể dễ dàng móc ra từng ấy mua túi cho nhân tình, thì để đưa cho gia đình, ông ta lại lưỡng lự.
“Đều là người một nhà, sao lại nói đến tiền? Tư Tư đúng là quá đáng rồi.”
Thẩm Phương cũng thấy số tiền đó là quá lớn.
“Dựa vào đâu mà đưa cho nó? Nó muốn bao nhiêu thì cho bấy nhiêu à? Nó dám ngông cuồng đến thế rồi sao?”
Tôi không nói gì, để mặc họ trút giận.
Cho đến khi tôi nhẹ nhàng nói:
“Sau này nếu con trở thành thủ khoa đại học, chắc chắn sẽ có truyền thông đến phỏng vấn. Con chỉ hy vọng lúc đó đừng có lời ra tiếng vào gì.”
Cả hai lập tức im bặt.
50.000 tệ đó, Hứa Quốc Dũng đưa ra trong miễn cưỡng, còn Thẩm Phương thì đau lòng như bị cắt một khối thịt.
Khi tôi mang tiền đến cho Hứa Niệm, em ấy đang đeo tóc giả, mặc quần áo của tôi đứng sau quầy.
Chu Từ Dã đứng bên cạnh, chậm rãi vận hành máy pha cà phê, làm xong một bước lại liếc nhìn cô ấy.
Thấy Hứa Niệm gật đầu ngoan ngoãn, khóe miệng Chu Từ Dã cong lên, nở một nụ cười mãn nguyện.
Tôi đứng nhìn cảnh tượng này rất lâu.
Rồi không chút do dự quay đi.
Chu Từ Dã đuổi theo khi tôi đến bến xe.
"Hứa Tư Tư!"
Anh ta thở hổn hển.
"Anh nhận ra ngay từ cái nhìn đầu tiên đó không phải em."
"Hứa Niệm tự sát, có liên quan đến bố mẹ các em, phải không?"
"Đây là cách em nghĩ ra, thay thế em ấy?"
"Hứa Tư Tư, em định làm gì?"
"Chu Từ Dã!" Tôi giống như kiếp trước, giúp anh ta chỉnh lại mái tóc chạy rối bời.
Chu Từ Dã đờ người, trong mắt là thứ cảm xúc tôi không hiểu nổi.
"Hứa Tư Tư, em đừng làm liều."
Tôi bật cười: "Sợ tôi tự sát? Anh nghĩ tôi là người sẽ tự sát sao?"
Chu Từ Dã lắc đầu.
"Em không phải loại người đó."
"Nếu em có tự sát, em cũng sẽ kéo theo một đứa ch ết chung."
Nói thế nào nhỉ, hiểu tôi quá đấy.
"Vậy nên, chuyện của tôi anh đừng xen vào."
"Nếu thật sự muốn làm gì đó, thì như hôm nay, giúp Hứa Niệm bù đắp những thiếu sót, thế là đủ."
"Chu Từ Dã, anh không thể trở thành vị cứu tinh của bất kỳ ai, người duy nhất có thể cứu cô ấy là chính cô ấy."
Về đến nhà, Thẩm Phương đã dọn cơm xong.
Món nào cũng quen thuộc: thịt bò hầm, trứng rán, rau xào, cơm trắng và một ly sữa.
"Niệm Niệm, uống sữa đi, còn nóng."
Tôi cầm ly sữa, trước mặt Thẩm Phương, đổ thẳng xuống bồn rửa.
"Hứa Niệm, con làm gì vậy?"
"Từ nay con không uống sữa nữa."
"Tại sao? Con có biết đây là để bổ sung dinh dưỡng cho con không? Mẹ chưa bao giờ được uống, dành hết cho con, sao con có thể đổ đi?"
"Mẹ thật sự không biết con không thể dung nạp lactose sao?"
Câu này tôi cũng từng hỏi Hứa Niệm.
Em ấy im lặng rất lâu, rồi gật đầu, nói rằng em ấy biết.
Hồi nhỏ em ấy không uống sữa thường xuyên, chỉ thỉnh thoảng Thẩm Phương cho uống một lần, đến khi em ấy nôn mửa tiêu chảy thì Thẩm Phương lại kích động gọi điện cho Hứa Quốc Dũng.
Bảo rằng Hứa Niệm bị ốm, bắt ông ta về ngay.
Nếu Hứa Niệm không chịu uống, bà ta sẽ nhìn chằm chằm: "Con không muốn bố về thăm con sao?"
Mặt Thẩm Phương tái mét.
"Không thể dung nạp lactose gì? Mẹ không biết."
"Niệm Niệm, con đừng nghe người khác xúi giục, họ chỉ muốn kiếm tiền, lừa con mua mấy thứ thực phẩm chức năng."
"Mẹ mới là người thương con."
"Con xem, con uống bao nhiêu năm có sao đâu."
"Mẹ có thể hại con sao?"
Tôi lùi một bước, nhìn bà ta với ánh mắt thất vọng.
"Con cố gắng học hành chăm chỉ, không yêu cầu gì ở mẹ, chỉ mong mẹ làm tốt hậu cần."
"Dinh dưỡng hợp lý, ăn uống lành mạnh, chuyện đơn giản thế mà mẹ cũng không làm nổi?"
"Thôi, con sẽ đề nghị bố thuê người giúp việc cho con."
Thẩm Phương mặt đầy khó tin.
"Mẹ vất vả thế này vì ai?"
"Con muốn thuê người giúp việc?"
"Hứa Niệm, con có lương tâm không?"
Tôi làm bộ ngơ ngác.
"Nhưng mẹ thật sự làm không tốt mà."
"Không tốt thì không được nói sao?"
"Mẹ ơi, sai thì phải nhận, biết sai mới sửa được."
Thẩm Phương ngã sóng soài.
Khi bà ta mất bình tĩnh giơ tay định tát tôi, tôi đã đá trượt chân bà.
Nhìn xuống với ánh mắt lạnh lùng, tôi nói:
"Mẹ ơi, mẹ như thế này, thật giống một con điên đấy!"
Vào lúc ba giờ sáng, tiếng chuông báo thức đánh thức tôi dậy.
Tôi cầm con dao từ nhà bếp và bước vào phòng ngủ của Thẩm Phương.
Sau khi bị tôi chọc tức, mặt bà ta đỏ bừng như gan heo, vào phòng ngủ rồi không ra nữa, ngay cả bữa tối cũng không ăn.
Khi tôi đi đến bên giường bà ta, con dao chạm vào tủ, phát ra âm thanh nặng nề, nhưng lại rõ ràng trong đêm tĩnh mịch.
Thẩm Phương cựa quậy, từ từ tỉnh dậy, và bốn mắt nhìn nhau.
Một giây sau, tiếng hét vỡ vụn, sụp đổ và kinh hoàng vang lên.
“Mẹ ơi, đừng sợ, là con đây.”
“Hứa Niệm? Con muốn làm gì? Con cầm dao đứng trước giường mẹ muốn làm gì?”
Thẩm Phương ôm chăn co rúm vào góc tường, giọng nói the thé đến mức lạc cả tiếng.
Tôi thở dài, ngồi xuống bên giường bà ta.
“Mẹ ơi, bình thường mẹ dùng con dao này để nấu ăn cho con sao?”
Tôi vung vẩy con dao.
“Nặng thế này, chắc thái rau vất vả lắm nhỉ.”
“Mặc dù mẹ làm không tốt, nhưng không thể phủ nhận là mẹ đã rất cố gắng.”
“Mẹ ơi, chỉ cần mẹ không ảnh hưởng đến việc học và tương lai của con, mẹ vẫn là người mẹ yêu quý nhất của con.”
“Được rồi, ngủ đi, con canh chừng mẹ.”
Thẩm Phương trông gần như sắp suy sụp.
Bà ta cố nén sợ hãi đưa tôi trở về phòng.
Nhưng bà ta không biết rằng, đêm nay chỉ là sự khởi đầu.
Ngày hôm sau, khi bà ta phát hiện tôi gọi đồ ăn từ nhà hàng dưới lầu, nhờ người mang lên, bà ta lại một lần nữa bùng nổ.
Bà ta ném tất cả thức ăn xuống đất trước mặt nhân viên phục vụ, rồi la hét đập phá tất cả những thứ trên bàn.
Tôi không nói một lời, mặt không cảm xúc, cứ thế lạnh lùng và chán ghét nhìn bà ta.
Động tác của Thẩm Phương ngày càng nhỏ lại, từ từ bà ta do dự, thậm chí trên mặt còn thoáng qua vẻ khó xử.
Tôi “chậc” một tiếng, nhấc chân bước ra ngoài.
“Con đi đâu?”
Thẩm Phương kéo tôi lại.
Tôi bình tĩnh đối mặt với bà ta.
“Mẹ ơi, chiều nay con còn rất nhiều bài vở nặng nề, con cần bổ sung dinh dưỡng.”
Sợ hãi, hoảng loạn – phần lớn đều bắt nguồn từ cảm giác mất đi quyền lực.
Khi còn nhỏ, tôi sợ Thẩm Phương, bởi tôi không thể chống lại bà ta.
Bà ta chỉ cần một cái bạt tai là có thể đánh tôi bay ra xa, có thể dễ dàng lôi tôi đi, đè tôi xuống đất, tôi thậm chí không còn sức để giãy giụa.
Về sau, tôi bắt đầu hận Thẩm Phương.
Hận bà ta thiên vị, bạc đãi và thờ ơ với tôi.
Nhưng tôi không còn sợ bà ta nữa.
Cái tát của bà ta khi giáng xuống, tôi có thể né.
Nếu né không được, tôi có thể chạy.
Thậm chí bây giờ, nếu tôi túm lấy tay bà ta, bà ta cũng không dễ gì giằng ra nổi nữa.
“Chị tôi từ nhỏ ăn uống kham khổ, toàn là cơm thừa canh cặn. Vậy mà sức khỏe lại tốt hơn tôi, không chỉ khỏe hơn mà còn ít bệnh vặt hơn.”
“Còn tôi, lớn lên trong nhung lụa, chỉ đi vài bước thôi cũng thở dốc.”
Cô giáo Bạch là một người dịu dàng và tinh tế.
Thấy tôi thở gấp, cô liền hỏi tôi có khó chịu ở đâu không.
Tôi khẽ cười gượng rồi kể:
“Cô không biết đấy, thật ra em không dung nạp được lactose, nhưng mẹ em cứ ép em uống sữa, vì bà nói sữa tốt.”
“Để giữ dáng cho em, bà ấy không bao giờ cho em ăn no. Tất cả bữa ăn của em đều ít dầu ít muối, nhạt nhẽo không ra gì.”
“Bò thì tốt, trứng thì tốt, rau xanh cũng tốt, em thì cả đời chỉ được ăn ba món đó. Kể cả lúc ốm, bà ấy vẫn không cho đổi món.”
“Em không có hoạt động ngoài trời, vì nó bị cho là lãng phí thời gian.”
“Hai cái chân này của em, sắp thoái hóa luôn rồi.”
Gương mặt cô giáo Bạch đầy thương xót.
“Mẹ em sao lại như vậy được?”
“Đồ ăn có tốt hay không còn phải xem có hợp không. Thể trạng mỗi người khác nhau, bà ấy không hiểu sao?”
Tôi xúc động nhìn cô giáo Bạch, ánh mắt lướt thấy khe cửa đang hé mở.
Thẩm Phương chắc chắn đã đến – vì bản nhạc của tôi rơi trong túi bà ta.
Tôi thở dài rồi nói:
“Cô Bạch, giá như cô là mẹ em thì tốt biết mấy.”
“Mẹ em lẽ ra phải là người dịu dàng, có học thức và biết tôn trọng người khác như cô.”
“Cô nói xem, một người lớn mà đến cảm xúc của bản thân còn không kiểm soát được, thì lấy gì làm mẹ, sinh con đẻ cái?”
Thẩm Phương như người mất hồn.
Vừa lên lầu đã thấy Chu Từ Dã đi qua đi lại trước cửa, tay cầm một hộp bánh.
“Cậu đến đây làm gì?”
“Hứa Tư Tư không còn sống ở đây nữa, sau này đừng đến nữa.”
Chu Từ Dã gãi đầu, có chút ngại ngùng:
“Dì à, thật ra cháu thích là bạn Hứa Niệm.”
“Đây là bánh cháu tự làm, muốn mang đến cho bạn ấy ăn thử.”
Thẩm Phương ngây ra một lúc, trong mắt vừa có thất vọng vừa lóe lên chút mừng thầm.
“Hứa Niệm, chuyện này là sao? Cậu ta nói thật à?”
“Con có biết bây giờ là giai đoạn quan trọng chuẩn bị thi đại học không? Sao lại làm ra chuyện như thế này được?”
“Con thật khiến mẹ quá thất vọng rồi.”
Tôi “ồ” một tiếng, vượt qua bà ta, mở cửa và nhận lấy hộp bánh từ tay Chu Từ Dã.
“Cảm ơn nhé!”
Thẩm Phương giật phắt lấy hộp bánh ném xuống đất.
“Tuổi đầu tuổi đít mà đã yêu đương hẹn hò?”
“Mẹ và bố con vất vả kiếm tiền cho con đi học, không phải để con đi yêu đương.”
“Hứa Niệm, con làm mẹ quá thất vọng!”
Hai chữ “thất vọng”, bà ta gần như nghiến răng nghiến lợi mà nói ra.
Tôi nhướng mày:
“Là cậu ta thích con, không phải con thích cậu ta.”
“Nó không thích người khác, lại thích mày? Mày không làm gì thật à?”
“Nếu mẹ đã nghĩ thế thì con cũng không có cách nào.”
“Hứa Niệm, thái độ đó là sao hả?”
Trong tiếng gào thét của Thẩm Phương, tôi đi vào bếp, lấy một con dao lớn vứt xuống đất.
“Nếu mẹ thấy cậu ta không nên thích con, vậy thì gi ết cậu ta đi.”
Thẩm Phương câm nín.
Chu Từ Dã nuốt nước bọt, lặng lẽ dịch chân ra phía cửa.
Anh ta ta là do tôi gọi đến.
Chu Từ Dã có hơi phiền thật, sau bao nhiêu chuyện, anh ta chắc cũng hiểu: xuất hiện trước mặt Thẩm Phương chỉ khiến tôi hoặc Hứa Niệm thêm rắc rối.
Thế là anh ta bắt đầu dè chừng, nhưng vẫn cứ lảng vảng quanh đây.
Tôi bèn gọi điện cho anh ta:
“Muốn đến thì cứ đến. Thích thì cứ tới thường xuyên.”
Muốn khiến một người phát điên, không thể chỉ dùng một chiêu.
Khi tất cả những gì xung quanh đều khiến người đó phát nổ, thì ngày họ sụp đổ cũng chẳng còn xa.
Tối hôm đó, tôi lại xuất hiện trước giường Thẩm Phương, nhìn chằm chằm vào bà ta.
Không cần tôi lên tiếng, chưa đến nửa phút bà ta đã bật dậy.
Tôi nắm lấy tay bà ta, giọng nhẹ như gió thoảng:
“Mẹ ơi, trong nhà giờ chỉ còn mẹ và con, mẹ sẽ không bỏ con lại đúng không?”
“Mẹ phải tin con, dù có chuyện gì xảy ra con vẫn luôn yêu mẹ.”
“Nhưng nếu mẹ giỏi giang hơn chút thì tốt biết mấy.”
“Mẹ của con chắc chắn phải là người giỏi nhất, nếu không thì lấy gì xứng đáng làm mẹ con? Mẹ thấy đúng không?”
“Thôi nào, để con ngủ với mẹ nhé, như hồi nhỏ ấy. Con sẽ không rời xa mẹ đâu, mẹ cũng không được rời xa con cả đời này nhé!”
Chỉ hai ngày.
Sau khi tôi liên tục xuất hiện bên giường Thẩm Phương hai đêm liền, bà ta đã khóa chặt cửa phòng.
Dù tôi đập cửa hay gào thét thế nào, bà ta cũng nhất quyết không mở.
Thế là tôi cầm dao chặt đứt cánh cửa.
Cánh cửa gỗ chắc chắn bị tôi chém một lỗ hổng ngay giữa.
Tôi cúi người, áp sát vào, nhìn vào bên trong.
Thẩm Phương đứng đờ ra như tượng.
Tôi cười toe toét:
"Mẹ ơi, sao mẹ lại khóa cửa, con không vào được."
"ÁÁÁ!!!"
Tiếng hét liên tục của Thẩm Phương làm cả tòa nhà tỉnh giấc.
Chẳng mấy chốc, hàng xóm kéo đến.
"Cái... cái này là sao vậy?"
Thẩm Phương mở cửa phóng ra, chỉ thẳng vào tôi hét lên: "Nó điên rồi! Nó cầm dao chặt cửa phòng tôi! Nó mất trí rồi! Mau bắt nó lại đi!"
Tôi nghiêng đầu, mặt vô tội:
"Tại mẹ khóa cửa nên con không vào được."
"Đó là phòng của mẹ."
"Nhưng ổ khóa phòng con cũng bị mẹ phá hỏng, mẹ có thể ra vào bất cứ lúc nào. Mẹ yêu con thế nào, con cũng phải yêu mẹ như vậy. Có gì sai đâu?"
Hôm sau, Thẩm Phương mặt tái mét, ánh mắt lảng tránh, gọi thợ đến thay ổ khóa mới cho tôi.
Đôi khi đạo lý nói mãi không thông thì đừng nói nữa.
Bà ta bảo dao chém vào người không đau, thì cứ chém bà ta một nhát.
Kỳ nghỉ hè đã kết thúc lúc nào không hay.
Tôi và Hứa Niệm không gặp lại nhau.
Đến khi khai giảng, một cách ăn ý, em ấy đến chỗ của tôi, tôi đến chỗ của em ấy.
Giống như trước đây, chúng tôi không hề giao tiếp, đối mặt nhau thì lẩn tránh đi.
Người duy nhất căng thẳng là Chu Từ Dã.
Anh ta hỏi tôi, nếu thành tích của tôi không theo kịp thì sao.
Tôi cười khẩy một tiếng.
“Ai quy định Hứa Niệm nhất định phải là thủ khoa khối?”
“Hứa Niệm muốn làm thủ khoa khối sao?”
Hứa Niệm không muốn.
Hứa Niệm thậm chí còn không biết mình muốn gì.
Em ấy ngày càng mơ hồ, trên lớp thì lơ đễnh, tan học thì gục xuống bàn ngủ.
Tôi mua một cuốn sách ném xuống trước mặt em ấy.
“Xem em muốn học gì, đi trường nào.”
Hứa Niệm gọi tôi lại.
“Chị muốn gì?”
Tôi buột miệng nói ra.
“Kiếm tiền, kiếm thật nhiều tiền.”
Tôi đã bắt đầu xúi giục Thẩm Phương tìm Hứa Quốc Dũng đòi tiền.
Thẩm Phương là một người rất khó tính.
Cho đến khi trở thành Hứa Niệm tôi mới biết, Hứa Quốc Dũng mỗi tháng chỉ chu cấp cho gia đình hai nghìn tệ tiền sinh hoạt.
Hai nghìn tệ đó bà ta tính toán chi li, mỗi lần còn gọi điện cho Hứa Quốc Dũng nói rằng bà ta không tiêu một xu nào cho bản thân.
Bà ta tự hào về điều đó.
Và lý do duy nhất có thể khiến bà ta đường hoàng tìm Hứa Quốc Dũng đòi tiền chỉ có một: “Số tiền này là tiêu cho con của anh, đâu phải em dùng.”
Ngu ngốc, cố chấp, tự chuốc lấy khổ.
Bà ta có phải là người đáng thương không?
Đúng vậy.
Nhưng đó là vấn đề của bà ta, liên quan gì đến Hứa Tư Tư và Hứa Niệm?
Thẩm Phương già đi trông thấy, bà ta ngày càng mất tự tin.
Mỗi khi bà ta có bất kỳ sự phản kháng nào, tôi sẽ nhanh chóng dập tắt nó.
Làm thế nào để dập tắt một người?
Chỉ cần bạn thoát ra khỏi logic của người đó, không quan tâm đến cảm xúc của người đó, thì mọi chuyện sẽ dễ dàng.
Giống như tôi tìm Hứa Quốc Dũng đòi tiền, tại sao phải tìm lý do, tại sao phải có cớ, ông ta có tình nguyện đưa hay không không quan trọng.
Ông ta không đưa, tôi sẽ làm loạn.
Ông ta mất tiền, thì tai ương sẽ qua.
Nửa năm nay, cả nhà gà bay chó sủa, nhưng không một ai hỏi han, nhắc đến Hứa Tư Tư.
Cũng giống như năm Hứa Tư Tư mười tuổi.
Tôi cố tình thi trượt, không ai quan tâm.
Hứa Niệm có giày mới, tôi thì không.
Đèn ban công thật lờ mờ, không ai thay cho tôi.
Họ quên đưa tiền sinh hoạt hàng ngày cho tôi, tôi đói cả ngày.
Trốn dưới cầu thang trong nhà, tôi nghĩ: Nếu tôi biến mất, bố mẹ có sốt ruột không?
Liệu bọn họ có điên cuồng chạy đi tìm tôi không?
Rồi ôm chầm lấy tôi, nói rằng họ đã sai, rằng họ không nên đối xử với tôi như thế.
Tôi đã hy vọng như vậy, từ chạng vạng đến lúc mặt trời lặn.
Người mỗi lúc một ít dần, trời cũng mỗi lúc một tối.
Không có tiếng bước chân vội vã, không có tiếng khóc hay tiếng gọi tên.
Tôi bắt đầu sợ.
Tôi tự nhốt mình trong bóng tối, cố gắng kìm nén.
Cuối cùng không chịu nổi nữa, tôi khóc òa rồi chạy về nhà.
Thẩm Phương nhìn cô với ánh mắt đầy giễu cợt:
“Còn mặt mũi mà bỏ nhà đi hả? Có bản lĩnh thì cả đời đừng quay lại. Muốn trông mong tao đi tìm mày á? Đừng có mơ.”
Hứa Quốc Dũng thở dài, bất đắc dĩ xoa đầu cô, giọng nhẹ nhàng, vẻ mặt dịu dàng:
“Lần sau đừng như vậy nữa, bố sẽ lo lắng đấy, nghe lời bố nhé.”
Khoảnh khắc đó, Hứa Tư Tư lạnh toát cả người.
Chu Từ Dã từng hỏi tôi:
“Họ thật sự không phân biệt được em và Hứa Niệm sao?”
“Không, họ chỉ không quan tâm thôi.”
Họ không quan tâm ai là Hứa Niệm, ai là Hứa Tư Tư.
Họ chỉ cần đứa con giỏi giang nhất.
Mà giờ đây, dưới sự “dày vò” của tôi, ngay cả chuyện Hứa Niệm có giỏi giang hay không, họ cũng chẳng còn lòng dạ mà để ý nữa.
Bởi vì khi Thẩm Phương chất vấn tại sao thành tích tôi giảm sút, tôi thản nhiên đáp:
“Vì mẹ đó. Mẹ không cho con một môi trường học tập tốt, con đã kiệt sức rồi.”
“Người ta nói bố mẹ là thầy đầu tiên của con cái. Mẹ đến việc quản lý cảm xúc, giữ vóc dáng còn không làm được, thì con làm sao tiến bộ?”
“Haiz, nếu con có một người mẹ xuất sắc hơn, chắc chắn con sẽ còn giỏi hơn bây giờ nữa.”
“Mẹ à, mẹ không kiếm tiền, cũng chẳng chăm lo được cho gia đình, vậy mẹ tồn tại để làm gì?”
Thẩm Phương mỗi ngày đều như đang trên bờ vực sụp đổ.
Thỉnh thoảng bà ta nhìn tôi với ánh mắt nghi ngờ.
Nhưng chỉ cần tôi bắt đầu chơi đàn piano, mọi nghi ngờ đều lập tức bị xua tan.
Dù hiện tại Hứa Niệm có kém cỏi đi, thì Hứa Tư Tư càng là đồ bỏ đi.
Bà ta chắc chắn không biết chơi piano.
Thẩm Phương thậm chí còn không nhận ra, mỗi lần tôi chơi, đều là cùng một bản nhạc.
Cũng giống như bà ta chẳng hề biết, dù tôi có bị gọi là “đồ bỏ đi”, tôi vẫn luôn nằm trong top 10 của cả khối.
Chuyện duy nhất khiến tôi từng lo lắng, là khi Thẩm Phương đưa tôi đi gặp bác sĩ tâm lý.
Bà ta nói tôi không nghe lời, thành tích sa sút, ngày càng nổi loạn.
Chẩn đoán của bác sĩ là:
Trầm cảm mức độ trung bình kèm theo lo âu mức độ trung bình.
Lúc đó tôi hơi nghi hoặc, nghĩ chắc bác sĩ này kém tay nghề.
Nhưng sau lại nghĩ thông suốt.
Hứa Niệm có bệnh.
Ai bảo Hứa Tư Tư thì nhất định là bình thường?
Những ngày tháng đấu đá lẫn nhau với Thẩm Phương, tôi sống rất vui vẻ.
Vui thế này sao có thể quên Hứa Quốc Dũng được?
Vẫn nhớ lần đó đến nhà máy của ông ta, tôi đã chụp lại ảnh mấy cống xả chất thải.
Còn có chuyện không rõ ràng giữa ông ta và cô kế toán đã có chồng.
Những bức ảnh quan trọng phải gửi đúng người.
Chuyện công việc thì tìm đối thủ cạnh tranh.
Chuyện tình cảm thì tìm chồng của đối phương.
Những bức ảnh đó do Chu Từ Dã giúp tôi gửi đi.
Ánh mắt anh ta phức tạp khó hiểu.
Có những chuyện rốt cuộc anh ta không thể nào hiểu nổi.
"Thấu cảm" vốn dĩ là điều không tưởng.
Chẳng bao lâu sau, Hứa Quốc Dũng rơi vào cảnh khốn đốn.
Kẻ tiểu nhân nổi giận, má u phun ba thước.
Chồng cô kế toán cầm dao kề vào cổ Hứa Quốc Dũng, tuy không chém xuống nhưng cũng đủ khiến ông ta khiếp vía.
Ông ta còn không dám truy cứu, nếu không sẽ mất cả mặt lẫn mũi.
Tiếp theo là hàng loạt cuộc thanh tra từ các cơ quan chức năng.
Yêu cầu khắc phục trong thời hạn.
Hứa Quốc Dũng không coi ra gì, mời ăn nhậu, đút lót tiền bạc tưởng có thể qua mặt.
Ba tháng sau, nhà máy bị đóng cửa.
Hứa Quốc Dũng hết cách, cụp đuôi trở về nhà.
Đến lúc này mới thực sự là cuộc chiến giữa hai người họ.
Chưa đầy một tuần, Thẩm Phương vốn rất vui vẻ đã không chịu nổi Hứa Quốc Dũng.
Ngủ muộn dậy trễ, không đi đánh bài nhậu nhẹt với bạn bè thì cũng ở nhà xem TV, không động tay động chân vào việc nhà, quần áo tất bẩn vứt bừa bãi, còn bắt bẻ chê Thẩm Phương đủ thứ.
Hai người xảy ra cuộc cãi vã kịch liệt nhất từ trước đến nay.
Lần đầu tiên Thẩm Phương bảo Hứa Quốc Dũng cút đi.
Tôi xem rất hả hê.
Chỉ là ồn quá.
Thế là tôi ngâm nga trở về phòng.
Hứa Niệm đã chọn ngành học, em ấy muốn thi vào ngành Khoa học Sinh học, trường đại học ở An Huy.
Còn tôi theo lộ trình kiếp trước chọn trường cũ của mình.
Chu Từ Dã ngày càng trầm mặc.
Lặng lẽ nhìn tôi, lặng lẽ đi sau lưng tôi.
"Rốt cuộc anh muốn gì?"
"Hứa Tư Tư, em có thích anh không?"
"Quan trọng sao?"
"Không quan trọng sao?"
Tôi hít một hơi thật sâu.
"Chu Từ Dã, nếu anh trở lại chỉ để tìm hiểu tôi thích ai, anh thích ai, vậy anh quá thảm hại rồi."
Thời gian nhanh chóng trôi qua, nghiến nát chúng tôi đang chạy hết tốc lực.
Thẩm Phương và Hứa Quốc Dũng đòi ly hôn.
Bà ta vô số lần tìm tôi an ủi, đều bị tôi thờ ơ gạt đi.
Bà ta khóc lóc thảm thiết, tôi chỉ lặng lẽ nhìn, như xem một kẻ tâm thần vô cớ.
Dần dà, Thẩm Phương dường như bắt đầu sợ tôi.
Tôi lớn lên mạnh mẽ, bà ta ngày một già đi, sao có thể không sợ chứ?
Nhưng bà yên tâm, rốt cuộc tôi sẽ đối xử với bà như cách bà đã đối xử với tôi.
Cuối cùng, kỳ thi đại học cũng đến đúng hẹn.
Hứa Niệm đã thu xếp xong hành lý, mua vé xe đêm hôm đó.
Cô ấy khao khát rời đi, muốn đến một nơi hoàn toàn mới.
Tôi thờ ơ nhìn cô ấy, nhẹ giọng nói: "Hứa Tư Tư, người này, nhất định phải sống thật tốt ở một góc nào đó của thế giới này cho đến khi cuối đời."
Hứa Niệm vội vàng cúi đầu.
Em ấy bước đến, ôm lấy tôi.
"Hứa Tư Tư, em ghét chị nhất."
"Nhưng làm sao bây giờ, người em yêu nhất cũng là chị."
Tối hôm đó, Chu Từ Dã chặn tôi lại.
Anh ta cười cợt nhả: "Em không muốn kích thích bố mẹ em sao? Anh cho em dùng này, miễn phí."
Tôi trợn mắt.
"Đồ ngốc."
Quay lưng lại, giọng của Chu Từ Dã có chút trầm.
"Hứa Tư Tư, chúng ta không nên đi đến bước này."
"Bao nhiêu năm nay, anh luôn nghĩ, anh có thật sự thích em không, anh không biết. Nhưng anh biết, bảo anh rời xa em, anh không muốn."
"Ngày hôm đó, em nói em ở bên anh chỉ vì muốn thắng thua, chỉ muốn đè đầu Hứa Niệm, căn bản không phải thật lòng thích anh. Anh rất buồn, nên mới buột miệng nói ra những lời như vậy."
"Hứa Tư Tư, anh thích em."
Tôi khẽ nâng mắt, trong lòng năm vị lẫn lộn.
Không thể nói là buồn, nhưng lại có chút u uất.
Những gì Chu Từ Dã nói là ngày tôi phát hiện ra bức vẽ của Hứa Niệm.
Anh ta nói đó chỉ là nỗi buồn của tuổi trẻ, bảo tôi đừng làm loạn vô cớ.
Nói Hứa Niệm chỉ là một người đã rời đi, bảo tôi biết điểm dừng.
Nhưng làm sao tôi có thể chịu đựng được tình cảm nhiều năm là một trò lừa bịp.
Thế là tôi cười mỉa mai: "Vậy thì hai chúng ta đúng là một cặp rồi, anh coi tôi là người thay thế Hứa Niệm, tôi coi anh là công cụ muốn đè đầu Hứa Niệm. Vừa hay, ai cũng không nợ ai."
Chu Từ Dã trợn tròn mắt.
"Em nói gì?"
"Tôi nói tôi chưa bao giờ thích anh, tôi chỉ muốn thắng Hứa Niệm một lần."
Chu Từ Dã lúc đó, trong mắt cuộn trào gió lớn.
"Ha, vậy thì đỡ hơn là tôi cảm thấy mắc nợ cô. Hứa Tư Tư, cô thật sự chẳng hơn gì Hứa Niệm, tôi thật sự hối hận khi coi cô là người thay thế."
Những lời ác ý ngày xưa vẫn còn văng vẳng bên tai, nhưng giờ đây mọi thứ đã thay đổi.
Cuối cùng tôi không nói gì nữa, chậm rãi bước vào bóng tối.
Ngoại truyện: Hứa Niệm
Hứa Niệm một lần nữa giật mình tỉnh giấc từ trong mơ, cô ấy bật dậy, ôm ngực thở hổn hển.
Đây là năm thứ tám cô ấy rời đi, cô ấy vẫn không thể ngủ ngon.
Cô ấy đang cố gắng sống.
Kết bạn, khám phá thế giới, làm thí nghiệm, nghiên cứu.
Mọi thứ dường như ngày càng tốt đẹp, nhưng chỉ có Hứa Niệm biết, vào những đêm khuya thanh vắng, cô ấy luôn muốn trèo lên bệ cửa sổ và nhảy xuống.
Nhưng cô ấy không thể.
Bây giờ, cô ấy là Hứa Tư Tư.
Hứa Tư Tư bắt buộc phải “ch ết” một cách bình yên.
Cô giống như một con gián đánh mãi không ch ết — dù Thẩm Phương có đối xử với cô tệ thế nào, thì cùng lắm cô chỉ buồn một đêm, sáng hôm sau vẫn là đôi mắt trong veo, sáng rực như chưa từng có chuyện gì xảy ra.
Tại sao cô có thể sống vô ưu vô lo, tự do tự tại như thế?
Muốn làm gì thì làm, muốn đi đâu thì đi.
Còn Hứa Niệm thì không.
Cô ấy bị nhốt trong vô số lớp học thêm, bài tập không bao giờ dứt.
Cô ấy bắt buộc phải nỗ lực để trở thành đứa con xuất sắc nhất trong mắt Thẩm Phương.
Hứa Tư Tư có đôi chân lành lặn.
Cô có thể chạy, chạy đến bất kỳ góc nào của thế giới này.
Còn Hứa Niệm thì như thể đôi cánh bị cắt, tay chân bị bẻ gãy, chẳng thể đi đâu được.
Sự đối lập ấy khiến Hứa Niệm tuyệt vọng vô số lần.
Cô ấy nhiều lần ao ước Hứa Tư Tư có thể nhìn thấy mình, rồi cứu mình ra khỏi vực sâu.
Hứa Niệm chưa từng nghĩ rằng, thứ có thể hủy diệt một người, lại chính là “tình yêu”.
Có lẽ cuối cùng, cô ấy vẫn không mạnh mẽ và giỏi giang bằng Hứa Tư Tư.
Hứa Niệm nghĩ: “Cứ như vậy đi. Cả đời này, mình sẽ như thế này thôi.”
Thế nhưng, chính Hứa Tư Tư đã cho cô ấy một lựa chọn.
Một lựa chọn — trở thành Hứa Tư Tư.
Hứa Niệm thừa nhận, cô ấy đã rung động.
Đây là năm thứ tám kể từ khi cô trở thành Hứa Tư Tư.
Một ngày nọ, một người bạn gửi cho cô ấy một tấm ảnh, đầy kinh ngạc.
【Cậu nhìn xem, có giống cậu không?】
【Tớ choáng luôn đấy, cậu chắc chắn không có chị em sinh đôi à?】
Hứa Niệm nhìn chằm chằm vào tấm ảnh đó, tham lam phóng to rồi lại phóng to.
Đó là một cô gái lạnh lùng, mặc vest công sở, đeo kính gọng vàng, toàn thân toát lên khí chất xa cách, như thể “người lạ miễn đến gần”.
Là Hứa Tư Tư.
Đó mới là Hứa Tư Tư thực sự.
Hứa Niệm từng nhiều lần dò hỏi tin tức của Hứa Tư Tư.
Cô ấy biết Hứa Tư Tư đã đỗ vào ngôi trường đại học lý tưởng.
Nhưng điều đó lại không phải thứ mà Thẩm Phương mong muốn.
Vậy bà ta đã đối xử với Hứa Tư Tư thế nào?
Nghĩ mãi không yên, Hứa Niệm mua vé xe quay về, rồi lén lút trốn tránh nửa tháng.
Cho đến khi Hứa Tư Tư lạnh lùng bảo cô ấy:
“Không đến lượt em lo.”
“Bà ta không đủ bản lĩnh để đấu với chị.”
“Một đứa vô dụng như em chỉ có nước bị bà ta chơi đùa trong lòng bàn tay.”
Hứa Niệm nghĩ, cô nói đúng, mình đúng là vô dụng.
Tại sao những vấn đề từng suýt gi ết ch ết mình, lại chẳng ảnh hưởng gì đến Hứa Tư Tư?
Hứa Niệm luôn biết Hứa Tư Tư rất giỏi.
Còn mình thì phải gồng mình lên mới giữ được vị trí thủ khoa khối.
Hứa Tư Tư lại dễ dàng lọt vào top 10 của khối.
Những bản nhạc mà cô ấy phải luyện tập đi luyện tập lại mới thuộc, Hứa Tư Tư chỉ cần nghe một lần là chơi được.
Hứa Niệm sợ hãi vô cùng.
Nếu trong nhà này phải có một kẻ vô dụng, cô ấy hy vọng đó là Hứa Tư Tư.
Nhưng giờ đây, xem ra kẻ vô dụng từ đầu đến cuối vẫn là chính cô ấy.
Cũng... không tệ lắm.
Đột nhiên, Hứa Niệm nhớ Hứa Tư Tư da diết.
Cô ấy lấy điện thoại, bấm số mà lòng đã thuộc.
Cuộc gọi nhanh chóng được nhấc máy.
"Ai đấy?"
Hứa Niệm siết chặt điện thoại, đến mức cả bàn tay run rẩy.
Cô ấy không thốt nên lời, chỉ nghe tiếng thở ngày càng gấp gáp.
Một lúc lâu sau, Hứa Tư Tư lên tiếng:
“Chị đang bận."
"Nếu em không sợ nữa..."
"Thì về đi."
Xoẹt.
Nước mắt Hứa Niệm trào ra.
Cô khẽ "Ừm", giọng đầy hớn hở.
Cô nghĩ, mình sắp được về nhà rồi.
[HOÀN]